Vì sao xuất khẩu dệt may Việt Nam “tụt dốc”?

Ngành Dệt may Việt Nam được dự đoán tiếp tục gặp khó trong thời gian tới
Ngành Dệt may Việt Nam được dự đoán tiếp tục gặp khó trong thời gian tới
(PLO) - Ngành Dệt may Việt Nam phát triển hay không phần lớn nhờ vào giá trị xuất khẩu. Nếu những năm trước đây, xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng mỗi năm từ 10 - 20% thì nay chỉ còn khoảng 5%. Nguyên nhân nào khiến ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam “tụt dốc” như vậy?

Cạnh tranh gay gắt

Năm 2013, tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 17%, năm 2014 con số này tăng lên 20,9%; nhưng năm 2015 tụt xuống còn 10,9%. Đặc biệt, 10 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến mức tăng cho cả năm nay là 5%. Mười tháng đầu năm nay ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 23,3 tỷ USD. Như vậy, mục tiêu xuất khẩu năm nay của ngành Dệt may đạt từ 28-29 tỷ USD là khó thực hiện. 

Từ mức tăng trưởng xuất khẩu hai con số nay giảm xuống chỉ còn 5% cho thấy ngành hàng có giá trị xuất khẩu nhất nhì Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ.

Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2016, do khó khăn chung của thị trường thế giới, tổng cầu nhập khẩu hàng dệt may tại các thị trường lớn đều giảm. Cụ thể, Mỹ giảm 4,74%, EU giảm 1,5%, Hàn Quốc giảm 0,2%. Chỉ có thị trường Nhật Bản tăng nhẹ lên 3,6%. Ngoài ra, tình hình kinh tế, tiêu dùng cho hàng dệt may trên thế giới không mấy cải thiện nên dẫn đến tình trạng khó khăn của ngành dệt may.

Từ những khó khăn trên, mức tăng trưởng của Vinatex cũng đạt ở mức khá “khiêm tốn”. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2016 của Tập đoàn đạt 31.065 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, ước cả năm tăng 5% so với cùng kỳ 2015. Doanh thu 10 tháng năm 2016 đạt 33.749 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ, ước cả năm tăng 5% so với cùng kỳ 2015. 

Các sản phẩm của Vinatex phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Các nước này đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ của họ, đặc biệt là về tỷ giá so với đồng USD để phát triển ngành Dệt may và thu hút đơn hàng. Giá gia công ngành may trong 3 năm gần đây của họ không tăng.

Gia tăng chi phí

Thời gian tới doanh nghiệp dệt may Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục gặp khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ. Ngoài ra, dự đoán cho thấy, trong năm 2017, tổng nhu cầu dệt may thế giới sẽ vẫn tăng trưởng chậm. Đặc biệt, việc Anh rời EU và Tổng thống mới đắc cử Mỹ tuyên bố không ủng hộ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang 2 thị trường lớn là EU và Mỹ. Những điều này khiến ngành Dệt may gặp khó trong thời gian tới.

Theo giải thích của Vinatex, ngoài việc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ, một trong những khó khăn của ngành gặp phải là chi phí ngành ngày càng cao liên quan đến vận tải lưu kho hàng lẻ, chi phí dịch vụ vận chuyển, cân trọng lượng container trước khi xuất khẩu của các hãng tàu nước ngoài bị đẩy lên cao bất hợp lý. Đặc biệt, việc Hãng vận tải biển Hanjin phá sản dẫn đến việc tăng giá thành vận chuyển đường biển trong thời gian tới, ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu dệt may.

Ngoài ra, nguồn nhân lực ngành Dệt may Việt Nam đang bị thiếu hụt, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao như quản trị may, thiết kế thời trang, kỹ sư chuyên ngành sợi, dệt nhuộm. Một số dự án của Tập đoàn và đơn vị thành viên gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động…

Theo lãnh đạo Vinatex, để ngành Dệt may Việt Nam phát triển ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh thì trong thời gian tới cần tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước; quản lý tốt hơn các dự án đầu tư vào dệt may. Vinatex cũng đề xuất không tăng lương tối thiểu thường xuyên hàng năm và giảm tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương.

Ngoài ra, còn phải điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Dệt may phù hợp với tốc độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Thống nhất quy hoạch, cấp phép các khu công nghiệp dệt may và hỗ trợ lãi vay cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật đang gây vướng mắc cho doanh nghiệp Dệt May. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt may. Ban hành các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến…

Vì sao xuất khẩu dệt may Việt Nam “tụt dốc”? ảnh 1
“Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2016, do khó khăn chung của thị trường thế giới, tổng cầu nhập khẩu hàng dệt may tại các thị trường lớn đều giảm. Cụ thể, Mỹ giảm 4,74%, EU giảm 1,5%, Hàn Quốc giảm 0,2%. Chỉ có thị trường Nhật Bản tăng nhẹ lên 3,6%. Ngoài ra, tình hình kinh tế, tiêu dùng cho hàng dệt may trên thế giới không mấy cải thiện nên dẫn đến tình trạng khó khăn của ngành Dệt may.”

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.