“Vạch trần” yếu kém của ngành Công nghiệp

Ngành Công nghiệp trong nhiều năm cơ bản chỉ có thể phát triển ở khâu gia công
Ngành Công nghiệp trong nhiều năm cơ bản chỉ có thể phát triển ở khâu gia công
(PLO) - Tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp trong thời gian qua được đánh giá chuyển dịch chậm, chưa đi vào chiều sâu; năng suất lao động chậm cải thiện, các ngành công nghiệp phần lớn vẫn chỉ tham gia được ở các khâu giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu. 

Trước yêu cầu thực tiễn đó, Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2017 – 2020, dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 6 tới.

Tăng trưởng giảm

Theo ông Vũ Việt Hùng - Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp đang gặp nhiều điểm nghẽn, cản trở sự phát triển. Theo đó, mặc dù hầu hết các ngành công nghiệp vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng dương, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang giảm trong những năm gần đây, từ 14,3%/năm của giai đoạn 2006 – 2010, giảm xuống 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.Một số ngành công nghiệp có độ tăng trưởng giảm mạnh như ngành thép, kim loại đúc sẵn, may mặc, nhựa…

Theo ông Hùng, kinh nghiệm của một số quốc gia công nghiệp hóa thành công như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy, ở giai đoạn đầu phát triển công nghiệp có đặc trưng tốc độ tăng trưởng rất cao, cả hai quốc gia này đều có tốc độ tăng trưởng hơn 30%/năm. Trong khi đó Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, tuy nhiên, độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đang giảm dần. “Nếu không có những đột phá để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại của công nghiệp, Việt Nam sẽ rất khó khăn để có thể thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa”, ông Hùng cảnh báo.

Dự thảo của Bộ Công Thương chỉ rõ, tốc độ tăng trưởng giảm dần trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam thời gian qua chủ yếu là do các ngành công nghiệp hàng đầu đều đã chạm tới các giới hạn về cầu và thị trường. Theo đó, các ngành công nghiệp chế biến chế tạo chủ đạo vẫn tập trung ở ngành công nghệ thấp và ở khâu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, trong khi việc phát triển công nghiệp dựa vào chiều rộng đã gần tới hạn và khó có thể tăng nhanh hơn nữa. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mới nổi lên chưa có khả năng thay thế, còn ít các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam cần lựa chọn một số ngành công nghiệp có quy mô lớn và đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế để tập trung cải thiện năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng như dệt may, da giày, ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, cơ khí...

Dự thảo đánh giá, tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) trong các ngành công nghiệp đều đạt thấp. Cụ thể, tốc độ tăng NSLĐ giai đoạn 2006 – 2015 chỉ khoảng 2,4%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn và không cho thấy được sự cải thiện qua các năm, chỉ có 18,1% tổng số lao động đang làm việc có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên.

Nhập siêu phản ánh sự chưa bền vững

Bộ Công Thương thừa nhận, nhập siêu kéo dài trong ngành Công nghiệp cho thấy năng lực nội tại còn yếu kém. Theo đó, mặc dù là nền kinh tế tăng trưởng dựa khá nhiều vào xuất khẩu, nhưng tình trạng nhập siêu lại kéo dài trong nhiều năm. Quy mô nhập khẩu tăng gần 3 lần trong 10 năm qua, từ 57,5 tỷ USD năm 2007 lên 156,4 tỷ USD năm 2015. Tỷ trọng nhập khẩu của ngành Công nghiệp trong tổng kim ngạch nhập khẩu Việt Nam luôn ở mức rất cao và liên tục tăng, từ 91,4% năm 2007 lên 94,1% vào năm 2015. 

Bộ Công Thương cho rằng nhập siêu kéo dài trong khu vực công nghiệp phản ánh bức tranh về phát triển công nghiệp chưa bền vững. Điều này thể hiện nền công nghiệp Việt Nam phát triển mất cân đối về chuỗi giá trị khi không có khả năng tự cung ứng về nguồn đầu vào và máy móc thiết bị cho sản xuất công nghiệp, dẫn đến ngành công nghiệp trong nhiều năm vẫn cơ bản chỉ có thể phát triển ở khâu gia công. Ngành Công nghiệp quá bị phụ thuộc vào nhập khẩu và dẫn đến sự thiếu chủ động trước các biến động của thị trường thế giới.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém khác của nền công nghiệp Việt Nam như công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp chỉ đạt ở mức trung bình thấp so với khu vực và toàn cầu; năng lực cạnh tranh trong công nghiệp đạt thấp; đầu tư trong công nghiệp chưa đi vào chiều sâu, việc thu hút và tận dụng nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) còn nhiều hạn chế; các doanh nghiệp công nghiệp nội địa quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp, chưa có các doanh nghiệp công nghiệp có thương hiệu cạnh tranh khu vực và toàn cầu; một số ngành công nghiệp trọng điểm do các doanh nghiệp nhà nước nắm vai trò chủ đạo có hiệu quả hoạt động chưa cao…

Theo TS.Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, lí do quan trọng phải sớm tái cơ cấu ngành Công nghiệp Việt Nam là bởi năng suất lao động thấp, tăng trưởng chậm; công nghiệp chế biến, chế tạo có trình độ thấp so với các nước trong khu vực. Theo TS. Anh, tái cơ cấu ngành này là việc cần thiết, tuy nhiên cần bám sát vào kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ban ngành trung ương và địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, trước tình trạng ngành Công nghiệp còn nhiều khuyết điểm, yếu kém, việc tái cơ cấu lại ngành này là rất cần thiết và kịp thời.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.