Tư nhân vào cuộc – Tháo gỡ nút thắt "câu chuyện đầu tư": Bài cuối - Chúng ta phải sửa điều gì?

Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh
Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh
(PLO) - Quốc hội đã đề ra mục tiêu, năm 2021 phải hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc Nam, rồi còn đường sắt cao tốc và cấp bách hiện nay là Sân bay Quốc tế Long Thành cùng nhiều dự án quan trọng khác. Câu chuyện Cảng hàng không quốc tế  Vân Đồn và Nhà ga quốc tế Cam Ranh minh chứng rằng phải quyết liệt gỡ về hệ thống luật pháp, chính sách thu hút đầu tư.

Phải làm thật, ăn thật

Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh do Công ty Cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) làm chủ đầu tư. Đáng chú ý, Chủ tịch HĐQT của CRTC là ông Johnathan Hạnh Nguyễn, một doanh nhân khá nổi tiếng, ông đồng thời cũng là Chủ tịch của IPP và đã từng là thanh tra tài chính của hãng Boeing của Mỹ.  

Chính vì quan niệm “đồng tiền đi liền khúc ruột”  nên Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh được thực hiện với phương án tối ưu nhất, tiêu chuẩn cao nhất và thời gian ngắn nhất. Đơn giản vì thời gian với nhà đầu tư là lợi nhuận. Công nhân thi công trên công trình này sẽ nhớ mãi ngày 30/4/2018 nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã đến công trường, động viên và ăn cơm cùng với hơn 1.700 cán bộ công nhân viên. Hơn 1.700 suất ăn đặc biệt này đã được ông Johnathan Hạnh Nguyễn dùng tiền túi mua. Nhà đầu tư thực hiện theo phương thức “xin – cho” không bao giờ có chuyện ấy.

Còn với Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn,  Tập đoàn Sun Group với những thương hiệu đình đám về bất động sản và du lịch nổi tiếng “đi đâu, làm đẹp nơi đấy” bởi năng lực tài chính và uy tín kinh doanh đã cho thấy tư duy “ăn thật, làm thật” của doanh nghiệp này.

Tại Hội thảo về PPP năm 2017, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng: “Đối với BOT khi triển khai các dự án, người ta kỳ vọng sẽ áp dụng cơ chế tư nhân để nhanh hơn, thuận lợi hơn, tận dụng quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để tạo ra những dịch vụ tốt hơn, cụ thể là dịch vụ phát triển hạ tầng. Đây đều là những nguyên tắc rất căn bản khi bắt đầu suy nghĩ đến chuyện thiết kế các thể chế, chính sách cũng như lựa chọn các dự án, nhà đầu tư và xác định mức phí. Trên thực tế, nhìn vào những dự án BOT cụ thể tại Việt Nam hầu như không thấy bóng dáng của những quy tắc này”.

Về chia sẻ rủi ro, về nguyên tắc, nhà đầu tư phải được bảo vệ, đảm bảo thu hồi được vốn. Tuy nhiên ở các nước, nhà đầu tư chỉ được đảm bảo một khoản bảo hiểm nào đó, còn sau đó thành công thì được hưởng, rủi ro thì phải cùng gánh với Nhà nước. Không có chuyện nhà đầu tư chưa hoàn vốn được thì phải kéo dài thời gian thu hồi vốn, chặn chỗ này, ép chỗ kia để dân đi vào giúp nhà đầu tư hoàn vốn. Ở Việt Nam, chưa nhìn thấy ở dự án BOT nào mà nhà đầu tư đứng ra chia sẻ rủi ro mà chỉ thấy Nhà nước gánh chịu tất cả, mà thực chất là người dân gánh chịu.

Cần mạnh dạn tin tưởng vào nhà đầu tư tư nhân

Trong buổi làm việc với ông Ngô Thịnh Đức – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam chiều 8/6, Ngài Tsukasa Akimoto, Nghị sĩ Hạ viện Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản thẳng thắn nhận định: “Với những nước đang phát triển như Việt Nam, rất cần phương thức đầu tư PPP. Và hiện nay Việt Nam rất cần PPP”. Ông sang để tìm hiểu về những cơ hội hợp tác với Việt Nam trong việc thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam.

Vẫn biết, với việc huy động vốn tư nhân, chừng nào sử dụng vốn nhà nước hiệu quả rồi mà vẫn thiếu thì mới tính. Ngay cả có huy động thêm, chúng ta cũng chỉ cân nhắc những dự án tốt, khi có nhóm quản lý đầu tư tốt và làm đúng lẽ thường tình. Việt Nam hiện nay đang ở “tâm điểm” của nhiều nghịch lý. Vốn Nhà nước “đầu tư như phá” nhưng vẫn phải đi vay ODA và huy động vốn theo phương thức PPP, không có lựa chọn khác.

Tại Văn bản số 8335/BGTVT-ĐTCT ngày 28/7/2017 về việc tiếp thu, hoàn thiện báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT gửi Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ GTVT kiến nghị các nhóm vấn đề: thể chế chính sách; về trạm thu phí, chính sách giá, lựa chọn nhà đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư; công khai thông tin; thanh tra, kiểm tra; đào tạo nguồn nhân lực. 

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư, Bộ GTVT đánh giá, việc tiếp tục huy động nguồn vốn dài hạn thị trường trong nước là rất khó khả thi. Thực tế vừa qua một số dự án khả thi về tài chính, tuy nhiên các ngân hàng thương mại trước đây cam kết cung cấp tín dụng nhưng đã cỏ văn bản từ chối. “Hiện nay không khí đang rất ảm đạm”, ông nhìn nhận.

Để có thể huy động được nguồn vốn tín dụng nước ngoài, đối với các dự án quan trọng quốc gia, Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ cần chấp thuận: (1) Bảo lãnh doanh thu tối thiểu; (2) Bảo lãnh bên thứ 3 đối với trách nhiệm của Chính phủ nhằm huy động nguồn vốn nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Theo đánh giá, đây là nguồn vốn có chi phí hợp lý và khả năng huy động lớn. Trường hợp khó khăn, đề nghị cho phép áp dụng tối thiểu 01 dự án (dự án Dầu Giây - Phan Thiết) để thí điểm, từ đó tổng kết, đánh giá hiệu quả và quyết định việc tiếp tục áp dụng hay không ở quy mô lớn hơn. Mặc dù việc bảo lãnh sẽ có tác động đến nợ công trong giai đoạn trước mắt, tuy nhiên nếu lực chọn đúng dự án, khi dự án đi vào vận hành khai thác sẽ tác động lớn đến việc tăng trưởng kinh tế và sẽ giảm tỷ lệ nợ công.

Trong trường hợp không chấp thuận được các bảo lãnh nói trên, đề nghị Chính phủ cho phép các tổ chức tín dụng khi cung cấp tín dụng cho các dự án quan trọng: (1) Không tính trong tỷ lệ huy động ngăn hạn cho vay dài hạn; (2) Các ngân hàng thương mại lớn được hình thành gói tín dụng riêng cho dự án để huy động được nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế trước mắt và ngắn hạn vì rất khó khăn để huy động được nguồn vốn lớn.

Tất nhiên, câu chuyện huy động vốn theo hình thức đầu tư PPP còn là câu chuyện dài. Quốc hội đã đề ra mục tiêu, năm 2021 phải hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc Nam, rồi còn đường sắt cao tốc và cấp bách hiện nay là Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Với thành công từ hai dự án liên quan đến ngành Hàng không như Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn và Nhà ga quốc tế Cam Ranh, đã đến chúng ta nên tiến thêm 1 bước, mạnh dạn giao dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho những nhà đầu tư tư nhân có uy tín, năng lực và kinh nghiệm trong ngành Hàng không thực hiện. Và đây như là lời giải tốt nhất cho bài toán vốn, thời gian và chất lượng tốt nhất cho tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.