Triển vọng gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản

Triển vọng gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản
(PLVN) - Ngành thủy sản (TS) đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu (XK) đạt 10 tỷ USD năm 2019 nhưng cũng đang đối diện với hàng loạt thách thức, đặc biệt là "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu (EC) vào cuối năm nay. Xung quanh vấn đề này, PLVN đã có cuộc trao đổi với tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân.

Ông đánh giá thế nào về mục tiêu tăng trưởng của ngành TS trong năm 2019 này khi chỉ còn quý IV nữa?

- Năm 2019, ngành TS được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao các chỉ tiêu cơ bản như tốc độ tăng giá trị sản xuất: 4,69%; Tổng sản lượng TS: 8,08 triệu tấn (tăng 4,2% so với 2018) và kim ngạch xuất khẩu: 10 tỷ USD (tăng 19,3%).

Tôi cho rằng, các mức chỉ tiêu trên phù hợp so với năng lực sản xuất của ngành trong giai đoạn 2013-2018 (5 năm thực hiện tái cơ cấu), ngoại trừ chỉ tiêu về kim ngạch XK là khá cao. 

Về kim ngạch XK TS, với mục tiêu 10 tỷ USD (tăng 13,7% so với thực hiện năm 2018 là 8,794 tỷ USD), trong khi tốc độ tăng bình quân 5 năm vừa qua là 5,5%/năm. Ngoài ra, năm 2019  xuất hiện nhiều yếu tố khó lường, tác động đến XK TS của Việt Nam như xung đột thương mại, giá cả tăng cao và nhất là sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng XK TS nên để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngành TS sẽ phải nỗ lực rất nhiều.

Vậy những khó khăn của ngành TS trong giai đoạn này là gì, thưa ông?

- Trước hết, các xung đột thương mại chưa có dấu hiệu kết thúc sẽ tác động không nhỏ tới các chính sách thương mại, cán cân xuất nhập khẩu. Tiếp đến là các rào cản kỹ thuật của các thị trường XK ngày càng nhiều với các quy định chặt chẽ hơn trong đó yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm; cạnh tranh thương mại ngày càng khốc liệt...

Trong khi đó, diễn biến thời tiết rất phức tạp, ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy hải sản, đó còn chưa kể đến bão lớn, áp thấp nhiệt đới...

Đặc biệt, việc tàu cá và ngư dân vẫn vi phạm quy định về đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định IUU, trong khi các nước trong khu vực tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ và xử phạt. Đây là khó khăn lớn cần phải khắc phục ngay để việc gỡ thẻ vàng của EC sớm được thực hiện.

Một khó khăn khác của ngành TS là tình trạng nuôi TS vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, nhất là trong khai thác chưa nhiều. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng (cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão…), bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến sản phẩm TS khai thác còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu.

Và cuối cùng, việc ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong khai thác TS còn hạn chế, tổn thất sau thu hoạch còn cao, chất lượng nguyên liệu TS khai thác giảm do bảo quản dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản
Ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản

Ông cho biết về công tác chuẩn bị cho việc tiếp đoàn EC đánh giá lần 2 tại Việt Nam?

- Ngày 31/7/2019, trưởng Bộ phận IUU của EC về IUU có thư thông báo kế hoạch từ ngày 4-12/11/2019, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản của EC (Đoàn Thanh tra) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các nhóm khuyến nghị của EC đối với ngành khai thác hải sản Việt Nam về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

Tổng cục TS đã tham mưu, báo cáo Bộ NN&PTNN xem xét, phê duyệt kế hoạch tổng thể tiếp, làm việc với Đoàn thanh tra của EC. 

Theo dự kiến, Đoàn Thanh tra sẽ kiểm tra thực địa tại một số Chi cục TS, cảng cá tại một số tỉnh ven biển và làm việc kỹ thuật với Cục Thú y, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và TS, Tổng cục TS một số doanh nghiệp XK tại TP.HCM. 

Đồng thời, Đoàn EC cũng sẽ trao đổi cấp cao với Lãnh đạo Tổng cục TS; báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra với Lãnh đạo Bộ NN&PTNN và dự buổi tiếp, làm việc với Lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng gỡ "thẻ vàng" trong năm nay?

- Trước hết, chúng ta nhận định rằng, việc EC áp dụng “Thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác hải sản của Việt Nam XK vào EU là thách thức đối với ngành khai thác hải sản của Việt Nam. 

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại ngành này theo hướng bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với pháp luật TS quốc tế. Đây chính là mục tiêu lâu dài của Tổng cục Thủy sản.

Trong gần 2 năm qua với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT; sự nỗ lực vào cuộc của các bộ/ban/ngành có liên quan và chính quyền 28 tỉnh ven biển việc khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” đã đạt nhiều kết quả tích cực. 

Việt Nam đã hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý bền vững ngành TS, chống khai thác IUU qua Luật TS năm 2017 và các văn bản dưới luật đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ. Tình trạng tàu cá và ngư dân khai thác trái phép tại một số quốc đảo đã chấm dứt. Việc đầu tư nguồn lực phục vụ giám sát tàu cá, truy xuất nguồn gốc TS khai thác... đã và đang được quan tâm. Ý thức tuân thủ pháp luật TS nói chung, pháp luật chống khai thác IUU đã được cải thiện.

Tuy nhiên, còn một số nội dung khuyến nghị của EC mà chúng ta cần có thêm thời gian, cần đầu tư bổ sung nguồn lực để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn; thời điểm EC gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hiệu quả, hiệu lực tổ chức thực hiện Luật TS năm 2017 và các nhóm nội dung khuyến nghị của EC tại trung ương và chính quyền 28 tỉnh ven biển.

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.