Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kỳ vọng hành lang kinh tế mới tạo động lực phát triển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hoà Bình năm  2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hoà Bình năm 2018
(PLO) - Chia sẻ câu chuyện đi từ trung tâm Hà Nội tới Hòa Bình mất chưa đầy 1 giờ đồng hồ nhờ đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tuyến cao tốc Láng-Hòa Lạc-Hòa Bình được ví như “hành lang kinh tế Đông-Tây” sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới, sức bật mới.

“Bông hoa” đẹp trong vùng Thủ đô

Chiều 11/12, tại Trung tâm thương mại AP Plaza, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2018. Đến dự Hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Dịp này, tỉnh Hòa Bình cũng trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 12 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 11.610 tỷ đồng, tương đương 505 triệu USD. Ngoài ra, 19 bản ghi nhớ đầu tư cũng đã được ký kết với tổng vốn khoảng 66.677 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ USD. Trong đó, lớn nhất là Tập đoàn FLC với 5 dự án đầu tư gần 36.000 tỷ đồng vào du lịch và nông nghiệp công nghệ cao, những lĩnh vực thế mạnh của Hòa Bình. Nhắc lại lần dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình cách đây 2 năm, khi đó, 22 dự án được cấp giấy phép và nay 18 dự án trong số này đã được triển khai, Thủ tướng đánh giá, các nhà đầu tư vào Hòa Bình đã nói và làm. 

“Hôm nay, chúng ta vui mừng đã có 94.000 tỷ đồng được cấp giấy phép hoặc thỏa thuận đầu tư, trong đó có rất nhiều dự án của các doanh nhân Việt Nam và nhiều dự án FDI”, Thủ tướng nói và chia sẻ, sáng nay, ông đi từ trung tâm Hà Nội tới Hòa Bình mất chưa đầy 1 giờ đồng hồ, do có đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình, “điều đó nói lên Thủ đô của chúng ta gần với tỉnh Hòa Bình ở mức nào”. Thủ tướng khẳng định Hòa Bình, người láng giềng chung vách với Hà Nội, là một trong 9 bông hoa đẹp nằm trong vùng Thủ đô. Đây là điều kiện quan trọng để Hòa Bình phát triển tiềm năng, thế mạnh của mình.

Thời điểm năm 2002, địa bàn Hòa Bình chỉ có tổng số 5 dự án, trong đó có 3 dự án FDI và 2 dự án đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký vỏn vẹn 23,4 tỷ đồng và 13,38 triệu USD. Ba năm gần đây, trung bình mỗi năm Hòa Bình thu hút được thêm 60 - 70 dự án đầu tư. Hiện, toàn tỉnh này đang có trên 2.800 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 36.000 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh chiếm gần 50%, hàng năm đã góp cho ngân sách nhà nước khoảng 440 tỷ đồng, từ đó tạo ra việc làm ổn định cho khoảng gần 3 vạn  lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Đặc biệt, hoạt động đầu tư đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi bộ mặt của tỉnh. Cụ thể, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương ước tăng 8,36% - đứng thứ 2 khu vực Tây Bắc, thứ 4 khu vực trung du miền núi phía Bắc, thứ 19 cả nước. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nâng số thu ngân sách năm đạt 3.325 tỷ đồng...

Cơ hội hợp tác nhờ liên kết vùng

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Hòa Bình là một trong 9 tỉnh vùng Thủ đô và cũng là một trong 9 bông hoa đẹp của vùng Thủ đô, với nhiều lợi thế về giao lưu, tiếp nối với các thị trường lớn là Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng. Đây cũng chính là điều kiện để Hòa Bình phát triển”.

Với những lợi thế hiếm có về sông, núi và văn hóa đặc sắc, sẽ giúp cho việc phát triển Hòa Bình thành tỉnh du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa rất đặc trưng. Ngoài ra, tỉnh cửa ngõ Tây Bắc có lợi thế về nông, lâm nghiệp, đặc biệt là tiềm năng lâm nghiệp lớn gắn với việc xuất khẩu các sản phẩm về gỗ, vốn là một thế mạnh của ngành Nông nghiệp nước ta. Bên cạnh đó, tỉnh còn có các sản phẩm nông sản đặc sản, có sức cạnh tranh tốt để hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ và xuất khẩu.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý Hòa Bình cần tiếp tục phát triển công nghiệp địa phương, với 8 khu công nghiệp - từ chế biến tới chế tạo nhưng phải chú trọng không để ảnh hưởng tới môi trường. “Hòa Bình cần có quy hoạch tốt, tầm nhìn xa để phát triển đồng thời không triệt tiêu các yếu tố có lợi cho quá trình vươn lên của địa phương”, Thủ tướng nhấn  mạnh.

Để hướng vào các mũi nhọn kinh tế trên, Thủ tướng gợi ý: “Người ta hay nói nhất cận thị, nhị cận giang, mình gần Hà Nội, gần sông Đà thì chúng ta thêm một câu nữa “nhất cự li, nhì tốc độ”. Vì vậy, Hòa Bình cần phát huy lợi thế về địa chiến lược của Vùng Thủ đô, tuyến cao tốc Láng-Hòa Lạc được ví như “hành lang kinh tế Đông-Tây” nối Hà Nội-Hòa Bình. Tuyến Láng-Hòa Lạc-Hòa Bình sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới, sức bật mới không chỉ cho Hòa Bình, mà cả các tỉnh Tây Bắc. Hòa Bình cần làm tốt công tác tiếp xúc nhà đầu tư, cung ứng dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư, thu hút các “sếu lớn” đến với địa phương”. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi tại Hội nghị hôm nay, tỉnh đã chủ động kêu gọi được các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn như FLC, Vingroup… và nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn khác.

Bên cạnh những gợi ý cho sự phát triển của địa phương trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Hòa Bình cần quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bố trí dân cư, nâng cao mức sống cho người dân đi liền với phát triển kinh tế. Đặc biệt, tỉnh cần chú trọng liên kết vùng với Hà Nội, Sơn La, các địa phương lân cận để chia sẻ cơ hội hợp tác, cùng nhau phát triển, tạo thành vùng kinh tế phát triển nơi cửa ngõ Tây Bắc.

Còn đối với các nhà đầu tư đã có quyết tâm đồng hành cùng với tỉnh thì cần bắt tay ngay vào việc triển khai dự án. Trong quá trình đó không được quên trách nhiệm với xã hội, với môi trường tại Hòa Bình: “Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ổn định kinh tế vĩ mô để các nhà đầu tư có môi trường kinh doanh tốt không chỉ tại Hòa Bình mà cả nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định. 

Gắn thương hiệu đặc sản cho tôm, cá sông Đà

“Nằm trong chuỗi các sự kiện xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình, Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp Hòa Bình sẽ diễn ra trong 5 ngày tại Nhà Văn hóa huyện Cao Phong. Đây là thời điểm chính vụ thu hoạch các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi… và hàng loạt nông sản đặc sản khác. 

Sẽ có 300 gian hàng được trưng bày để giới thiệu sản phẩm tại lễ hội và hội chợ. Nhân sự kiện này, tỉnh Hòa Bình sẽ công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa Bình”. Đây là hai trong số các nông sản nổi bật nhất của tỉnh được công nhận quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ và nhờ đó tiếp tục củng cố vững chắc hơn trên thị trường”.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.