Thủ tướng kêu gọi hành động gấp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị (ảnh:VGP)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị (ảnh:VGP)
(PLVN) - Khẳng định không thể có quốc gia hùng cường, hưng thịnh nếu không có doanh nghiệp (DN) hùng hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi cần tiếp tục hành động và hành động gấp để tháo gỡ khó khăn, rào cản cho DN phát triển tốt hơn...

Với chủ đề “Phát triển mạnh mẽ DN – Hội nhập, hiệu quả, bền vững”, sáng nay - 23/12, gần 1.000 đại biểu, trong dó có hơn 700 DN đã tham dự Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng chính phủ với DN. Đây là Hội nghị đối thoại lần thứ 3 với DN kể từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức năm 2016.

Sự yếu kém của DN có phần trách nhiệm của Chinh phủ

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng thông tin về một số chỉ tiêu vĩ mô của năm 2019. Trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu suy giảm tăng trưởng của Việt Nam là trên 7%, một trong những nước tăng trưởng cao nhất châu Á và thế giới. Môi trường kinh doanh vững chắc với lạm phát thấp. Cán cân thương mại thặng dư kỷ lục, trên 9 tỷ USD.

Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cán đích 500 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục chưa từng có. Thâm hụt ngân sách và nợ công giảm đáng kể, năng lực tài chính Nhà nước được củng cố, từ trên 64% năm 2016, nay nợ công Việt Nam chỉ còn 56% GDP. Thu hút dòng vốn quốc tế tiếp tục tăng cao, trên 32 tỷ USD, giải ngân trên 17,7 tỷ USD, con số cao nhất trong các năm gần đây. Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,45%...

“Đóng góp vào những thành quả kinh tế-xã hội 2019 cũng như xuyên suốt hơn 3 thập niên đổi mới của Việt Nam có vai trò quan trọng của cộng đồng DN và doanh nhân Việt Nam…”, Thủ tướng nhấn mạnh và trân trọng cảm ơn sự đóng góp to lớn, nhiều mặt, nhiều khi thầm lặng của các doanh nhân chân chính đối với sự phát triển của đất nước thân yêu.

Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ và một số doanh nhân bên lề Hội nghị đối thoại với DN sáng nay 23/12 (ảnh:NĐT)
 Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ và một số doanh nhân bên lề Hội nghị đối thoại với DN sáng nay 23/12 (ảnh:NĐT)

Theo Thủ tướng, sự lớn mạnh của DN không thể thiếu vai trò của Nhà nước, ngược lại, sự yếu kém của DN chắc chắn có phần trách nhiệm của Nhà nước. “Với tinh thần đồng hành cùng DN, Chính phủ kiến tạo phát triển sẽ phải không ngừng tìm cách giảm mức độ rủi ro và chi phí cho DN, đặc biệt là rủi ro do thể chế, chính sách và nhũng nhiễu của bộ máy hành chính gây ra…”, Thủ tướng cam kết.

Bày tỏ sự vui mừng khi Việt Nam ngày càng có nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh, trở thành mũi nhọn tại một số ngành, lĩnh vực quan trọng, Thủ tướng cũng chia sẻ rằng bên cạnh thành công, các DN Việt Nam còn nhiều khó khăn, trở ngại trên con đường phát triển.

“Chính phủ thấm thía khi mỗi năm có hàng vạn DN giải thể, ngưng hoạt động, phá sản. Đã có nhiều DN, thương hiệu lớn của Việt Nam bị thị trường đào thải”, Thủ tướng bày tỏ và cho biết, đây cũng là lý do vì sao Chính phủ liên tục tổ chức nhiều hội nghị lớn, nhỏ về phát triển DN kể từ đầu nhiệm kỳ. 

“Hội nghị hôm nay cũng vậy. Chúng ta cần tiếp tục hành động và hành động gấp để tháo gỡ khó khăn, rào cản cho DN phát triển tốt hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.  Và khẳng định, cần phải gỡ những nút thắt, làm cho DN phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn. Phải tập trung xử lý để các loại hình DN Việt Nam tăng về số lượng, phát triển về chất lượng và bền vững.

Sẽ có Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho DN

Tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị các DN nêu các khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, quy hoạch, tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, vốn tín dụng, sử dụng lao động, tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ, các thủ tục hành chính, thuế, hải quan, cung cấp điện nước…

Đặc biệt là vấn đề thanh tra, kiểm tra chồng lấn kéo dài, gây khó khăn cho DN như thế nào, kể cả tình trạng các cơ quan quản lý Nhà nước dọa nạt DN khi DN có ý kiến trái chiều hay phản biện chính sách. 

Thủ tướng cũng nhắc đến sự trì trệ của nhiều sở, ngành ở địa phương, đá qua đá lại, chậm chạp. và đề nghị DN chỉ rõ văn bản nào của bộ, ngành nào bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo, gây cản trở, không phù hợp với môi trường kinh doanh, thông lệ quốc tế, cơ quan nào gây nhũng nhiễu, phiền hà cho DN…

Thủ tướng cũng đề nghị các DN nêu những thách thức, sức ép, khó khăn trong bối cảnh suy giảm kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu với các hiệp định FTA thế hệ mới, tác động của CMCN 4.0 đến sự phát triển của DN.

Đề xuất vai trò kiến tạo, hỗ trợ của Chính phủ giúp DN tăng sức đề kháng, tăng sức cạnh tranh, vượt qua các thách thức. Đồng thời đề nghị cộng đồng DN cùng tham gia hiến kế để Chính phủ hoàn thành vượt mức các mục tiêu kinh tế-xã hội 2020 cũng như kế hoạch phát triển 5 năm 2021-2025

Thủ tướng cũng đề nghị Hội nghị đề xuất giải pháp cải thiện và nâng cao sự tương tác, năng lực phối hợp và hành động giữa bộ, ngành với địa phương một cách đồng bộ, xuyên suốt, hướng đến giúp địa phương thu hút đầu tư bền vững, hiệu quả; Chia sẻ những sáng kiến hay, những chính sách, những chương trình hành động của DN mình, của ngành hàng mình, những mô hình tốt của chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của DN, thúc đẩy khởi nghiệp, khuyến khích sáng tạo; Kiến nghị những vướng mắc về chính sách pháp luật  không còn phù hợp, đề xuất các giải pháp giúp giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để thúc đẩy sự phát triển…

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định cam kết sẽ cùng tham gia, đồng hành, đối thoại thẳng thắn, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, trở ngại để DN Việt Nam có thể bứt phá trong năm 2020 cũng như những năm tiếp theo.

Với DN, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá nhưng DN không được làm ẩu và vi phạm pháp luật. Còn các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, công an, kiểm sát, tòa án thực sự trân trọng quyền con người, quyền công dân, quyền kinh doanh, quyền tài sản theo Hiến pháp và pháp luật với một tinh thần cởi trói, tạo mọi điều kiện cho DN phát triển lành mạnh, bền vững. 

Trên tinh thần ấy, Thủ tướng cho biết, sau Hội nghị sẽ có một sản phẩm là một nghị quyết của Chính phủ về định hướng tháo gỡ khó khăn cho DN.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.