Thích kinh tế thị trường nhưng vẫn muốn Nhà nước can thiệp(!?)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Cứ 5 người cho rằng nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền kinh tế thị trường thì cũng gần tới 4 người cho rằng Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế nhà nước. Tình trạng “lưỡng thể” trong nền kinh tế còn thể hiện có đến 89% số người được hỏi cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn nhưng cũng có đến 75% số người được hỏi vẫn mong muốn Nhà nước nên can thiệp giá hàng hóa thiết yếu…
Kết quả khảo sát “Cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam năm 2014” (CAMS) vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm qua (23/7).
Nền kinh tế “lưỡng thể”
Phát hiện thú vị nhất của khảo sát này, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, thành viên nhóm khảo sát, chính là tình trạng “lưỡng thể” của nền kinh tế. Nếu như năm 2011, khảo sát CAMS cho kết quả 25% người được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay về cơ bản là nền kinh tế thị trường (KTTT) và 22% cho rằng về cơ bản là nền kinh tế nhà nước (KTNN) thì tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng 49% và 36% vào năm 2014. Hay nói cách khác, cứ 5 người cho rằng nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền KTTT thì cũng gần tới 4 người cho rằng Việt Nam về cơ bản là nền KTNN. 
“Kết quả này cho thấy ở Việt Nam, trên thực tế hệ thống KTNN và KTTT vẫn vận hành song song, chưa rạch ròi. Nền KTTT chưa hình thành đầy đủ trong khi nền KTNN còn ảnh hưởng rất lớn. Dù các nhóm đều thừa nhận và ủng hộ KTTT cũng như xã hội hóa, song cảm nhận thực tế lại cho thấy sự nhập nhằng và “mơ hồ” về bản chất thực sự của nền kinh tế khá rõ nét…”- Báo cáo nhận định. 
Về tốc độ cải cách kinh tế, chỉ có 29% người được khảo sát cho rằng tốc độ chuyển đổi sang nền KTTT của Việt Nam trong 5 năm qua là nhanh, trong khi có tới 36% cho biết tốc độ này còn chậm. Điều này cho thấy quá trình chuyển đổi sang nền KTTT vẫn tiếp tục song tốc độ thực tế chậm so với kỳ vọng. 
Đặc biệt, có đến 89% số người được khảo sát cho rằng mô hình KTTT là ưu việt, tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm đối tượng khảo sát là Đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế (97%), nhóm cơ quan báo chí (92%) trong khi nhóm nghiên cứu giảng dạy, cơ quan Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan Quốc hội đạt tỷ lệ thấp hơn mức trung bình (85 - 86%). 
Khảo sát cũng cho thấy đa số những người ủng hộ nền KTTT vẫn muốn có “bàn tay” can thiệp của Nhà nước để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ này năm 2014 là 75%, tăng 7% so với năm 2011. 
Theo ông Đoàn Hồng Quang, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, thành viên nhóm khảo sát, để lý giải xác đáng mâu thuẫn trên cần những nghiên cứu sâu hơn, tuy nhiên điều này có thể phần nào thấy rằng, việc vận hành KTTT ở Việt Nam chưa thực sự tạo niềm tin và đem lại hiệu quả tích cực cho xã hội, như tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và do vậy lại càng khiến người dân có tâm lý mong chờ “bàn tay” can thiệp của Nhà nước. 
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong những công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng để ổn định thị trường và giá cả, thì cả vai trò của doanh nghiệp nhà nước lẫn các chương trình bình ổn giá lại đều bị người dân đánh giá thấp về hiệu quả. 50% số người tham gia khảo sát cho rằng giá cả hàng hóa thiết yếu được quyết định bởi thị trường, số còn lại cho biết phần lớn giá cả các nhóm mặt hàng này được điều chỉnh bởi các quy định của Nhà nước. 
Tuy nhiên, chỉ có 47% đánh giá chương trình này hiệu quả. Đa số người tham gia không đánh giá cao mức độ đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước lớn vào nền kinh tế. Trung bình chỉ có 19% nhận định là tích cực hoặc rất tích cực. Tỷ lệ đánh giá tiêu cực ở mức 29%. 
Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng cho thấy, người dân dường như chưa hài lòng nhiều đối với tình hình hiện tại và sự thay đổi trong thời gian vừa qua. Tỷ lệ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước đã giảm xuống mức rất thấp (chỉ 19%). Dù quá nửa số người tham gia điều tra vẫn có niềm tin ở tương lai của con em, song tỷ lệ niềm tin trong CAMS 2014 đã giảm so với CAMS 2011; đồng thời một số lớn người dân (47%) cũng bày tỏ sự bức xúc trước khoảng cách giàu-nghèo tăng lên ở Việt Nam…
Gỡ “nút thắt”
Gần 30 năm Việt Nam chuyển đổi sang nền KTTT song mô hình nền kinh tế vẫn “pha trộn” giữa KTTT và KTNN. Nói như Chủ tịch VCCI - TS Vũ Tiến Lộc, quá trình chuyển sang nền KTTT là quá trình từ “sâu hóa bướm”, “đẹp lung linh nhưng cũng đầy quằn quại, đau đớn…”. 
Vấn đề được các chuyên gia đưa ra là nút thắt của nền kinh tế chuyển đổi nằm ở đâu và gỡ như thế nào?
Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế TW, nút thắt chính là việc hoàn thiện thể chế và nhận thức. Trong khi hoàn thiện thể chế là việc khó thì việc nhận thức một số vấn đề của nội hàm nền KTTT định hướng XHCN lại chưa được nhất quán. Theo ông, nút thắt đầu tiên cần gỡ là xây dựng thể chế, cùng với đó là việc triển khai thực hiện, đưa thể chế vào cuộc sống, cần phải có đội ngũ thực sự vì dân, vì DN. 
“Sự khác biệt giữa những người xây dựng và thực thi chính sách có sự khác biệt. Làm thế nào thu hẹp khoảng cách? Cần phải nâng cao nhận thức về KTTT, định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời nâng cao nhận thức tư duy KTTT. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, tạo luật chơi, sân chơi, thể chế và tạo điều kiện để KTTT phát triển thuận lợi, ngăn ngừa sự méo mó của thị trường…”- TS Hùng phát biểu.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW cho biết, ông cảm nhận rằng Nhà nước cũng chưa thật theo cơ chế thị trường, đôi khi can thiệp theo hướng phản thị trường mà chương trình bình ổn giá là một ví dụ. TS Cung cho rằng, cần phải thiết lập một thể chế thị trường để thị trường vận hành, sau đó mới tính đến việc can thiệp của Nhà nước vào những chỗ nào. Theo ông, có 2 yếu tố vi mô mà thể chế KTTT cần đặc biệt quan tâm là sở hữu và cạnh tranh công bằng, bình đẳng. 
“Chúng ta đã cởi mở trong việc gia nhập thị trường. Song việc bảo đảm cho thị trường vận hành và cạnh tranh công bằng chưa được hoàn thiện. Có những tài sản chúng ta vẫn giữ vai trò Nhà nước là chủ đạo mà chưa dứt khoát trong việc chuyển đổi sở hữu. Gọi là thị trường, song lại nằm ở vai trò của Nhà nước. Đây là việc Nhà nước cần làm…”- TS Cung phát biểu.
Mặc dù thuận lợi là cảm nhận của người dân và hướng đi của Chính phủ cùng một hướng, song TS Vũ Tiến Lộc cũng tỏ ra sốt ruột khi thách thức là phải bắt kịp và vượt lên với các nước trong khu vực. Chủ tịch VCCI cho rằng cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa, cải cách phải từ trên xuống, nâng cao năng lực Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính ở sân chơi cao hơn, sân chơi toàn cầu… 

Tin cùng chuyên mục

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Đọc thêm

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.