Thị trường chứng khoán 7/9: VNM và ngân hàng dẫn sóng, VN-Index tăng gần 11 điểm

Diễn biến thị trường chứng khoán 7/9. Nguồn: Vietstock Finance
Diễn biến thị trường chứng khoán 7/9. Nguồn: Vietstock Finance
Thị trường chứng khoán 7/9, dòng tiền tích cực chảy vào thị trường giúp VN-Index tiến gần đến mốc 970 điểm.

Kết phiên, Vn-Index tăng 10,71 điểm (1,12%) lên 968,9 điểm; HNX-Index tăng 1,11% lên 111,7 điểm; UPCoM-Index tăng 0,19% lên 51 điểm.

Đà tăng tiếp tục được nới rộng vào cuối phiên. Độ rộng thị trường tích cực với 401 mã tăng, 231 mã giảm, 170 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch toàn thị trường khoảng 229 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.230 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng thỏa thuận trên HOSE hơn 17 triệu đơn vị (339 tỷ đồng).

Ngân hàng ghi nhận TPB tăng trần lên 26.350 đồng/cp, theo sau là BID (3,5%), KLB (2,9%), VCB (2,8%), VIB (2,7%), NVB (2,4%)..., riêng LPB giảm 1,1%.Bất động sản với HAR tăng trần với khối lượng khớp lệnh hơn 1,3 triệu đơn vị; QCG (3,5%), VRE (3%), DXG (2,8%), KDH (1,9%), SCR (1,8%)...

Các mã chứng khoán với MBS bật tăng 8,7% lên 16.300 đồnng/cp, HCM, CTS, VND đều tăng trên 3%. Dầu khí cũng khởi sắc, ngoại trừ PVS, PXS, PVO giảm điểm.

Một số mã đáng chú ý khác như TCB có giao dịch thỏa thuận hơn 1 triệu cp, tương ứng giá trị gần 26 tỷ đồng tại mức giá 26.500 đồng/cp và 23.150 đồng/cp. Ngoài ra, YBM, HVG tiếp tục tăng trần. ASM đạt thanh khoản cao nhất với hơn 11,5 triệu đơn vị, theo sau là HAG (9,6 triệu đv), FLC và HNG (hơn 5 triệu đv), cổ phiếu SBT cũng tăng 1,8% lên 19,900 đồng/cp với thanh khoản gần 4,3 triệu đv.

Tính đến 14h, VN-Index bật tăng 8,68 điểm (0,91%) lên 966,87 điểm. Bước sang phiên chiều, dòng tiền tích cực chảy vào thị trường giúp chỉ số bật tăng mạnh mẽ. Nhóm VN30 ghi nhận 25/30 mã tăng điểm. VNM, HPG và các mã ngân hàng có ảnh hưởng tích cực nhất đến đà tăng của chỉ số. Trên sàn HNX, ACB, MBS, OCH, DL1, VCG cũng đóng góp tương tự. Hầu hết các nhóm ngành đều khởi sắc.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 0,74 điểm (0,08%) lên 958,93 điểm; HNX-Index tăng 0,06% len 110,54 điểm; UPCoM-Index tăng 0,17% lên 50,99 điểm.

Về cuối phiên sáng, sức tăng bị thu hẹp do các mã vốn hóa lớn không còn khởi sắc như trước. Toàn thị trường ghi nhận 253 mã tăng, 259 mã giảm và 157 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 122 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng.

Nhóm VN30 ghi nhận số mã tăng giảm khá cân bằng. Trong đó, NVL, VIC, MSN, GMD, GAS, KDC, VPB, HSG, SAB đồng loạt giảm điểm. Nhóm ngân hàng giao dịch tích cực nhất với TPB, STB, VIB, TCB, VCB, ACB... Nhóm bán lẻ cũng ghi nhận DGW, HAX, MWG, TLG tăng điểm. Nhóm cổ phiếu gồm FLC, AMD, KLF đuề giảm nhẹ trong khi ROS tăng.

Mới đây, Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) – một công ty con của CTCP Tập đoàn FLC – đã có công văn gửi Cục Hàng không về việc đề nghị cấp giấy đăng ký cho 1 tàu bay A319 và 2 tàu bay A320.

HAG đứng đầu thanh khoản với khối lượng khớp lệnh hơn 6,6 triệu đơn vị. Khối ngoại mua ròng VNM gần 27 tỷ đồng, VCB hơn 13 tỷ đồng nhưng bán ròng VIC hơn 9 tỷ đồng.

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 3,6 điểm (0,38%) lên 961,79 điểm.

VNM tiếp tục dẫn đầu đà tăng của thị trường với 3,3% lên mức 126.100 đồng/cp. Theo sau là STB (2,7%), DPM (1,8%), VRE, CII, VCB, PNJ đều tăng trên 1%. Nhóm bất động sản, dầu khí, thép vẫn giữ tình trạng phân hóa. Một số mã tăng nổi bật gồm PVX, ATG, PPI, YBM, TDG, VOS, PSI, CTS...

Trên sàn HNX, các mã như ACB, DL1, OCH, MBS, VGC ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 2,4 điểm (0,25%) lên 960,59 điểm; HNX-Index tăng 0,69% lên 111,24 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11% lên 50,96 điểm.

Thị trường mở cửa với tâm lý hưng phấn. Đà tăng liên tục được củng cố trong 30 phút đầu nhưng sau đó giằng co mạnh trên mốc tham chiếu. Áp lực giảm điểm từ VIC cùng những giao dịch thận trọng đã kìm hãm VN-Index.

Ở chiều ngược lại, VNM, HPG, BVH và nhóm ngân hàng là động lực kéo chỉ số tăng điểm nhưng còn khá "dè dặt".

Ngân hàng với hầu hết các mã đều tăng điểm, nổi bật là TPB (4,9%), STB (2,7%). Trong khi đó, HDB, EIB giảm nhẹ. HAR, OGC, SCR, DXG, QCG, HBC là những mã bất động sản giao dịch tích cực. Nhóm chứng khoán cũng bật tăng mạnh trong khi dầu khí phân hóa.

Trái ngược với thị trường trong nước, phố Wall giao dịch phiên 6/9 với tâm lý tiêu cực khi các cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị bán mạnh, bên cạnh mối lo về căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn đang hiện hữu. Chỉ số Nasdaq giảm 0,9% còn 7.922,73 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,4% và đóng cửa ở 2.878,05 điểm trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ giảm 1%. Trong khi Dow Jones lại nhích nhẹ 20,88 điểm lên 25.995,87 điểm.

Tin cùng chuyên mục

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Đọc thêm

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.