Thị trường ảnh hưởng bởi dịch Corona

Đội QLTT số 1 kiểm tra, giám sát tình hình bán khẩu trang
Đội QLTT số 1 kiểm tra, giám sát tình hình bán khẩu trang
(PLVN) - Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV, hay còn gọi dịch cúm Vũ Hán, dịch Corona), các thiết bị y tế dự phòng như khẩu trang khan hàng, giá bị thổi lên gấp 5 - 6 lần bình thường. Hoạt động xuất khẩu (XK) tại các cửa khẩu cũng gặp khó do dịch bệnh. Việc chuyển hướng XK đã được Bộ Công Thương tính đến…

Giám sát thị trường thiết bị y tế phòng dịch 

Mặt hàng khẩu trang gần khan hàng ở các nhà thuốc, thậm chí có nhà thuốc hết hàng từ mùng 5 Tết. Do giá nhập cao gấp 5-6 lần nên nhiều nhà thuốc không nhập thêm. Có nhà thuốc chấp nhận nhập giá cao (gần 200.000/hộp) nhưng cũng chỉ nhập nhỏ giọt, từng 20 hộp/lần do giá mặt hàng này đang thay đổi từng ngày. 

Trước tình hình khan hàng và giá lên quá cao, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã có công văn hỏa tốc chỉ đạo Cục QLTT các địa phương khẩn trương thực hiện tăng cường công tác quản lý theo địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán bất hợp lý. Nếu phát hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật. 

Ngoài ra, các đội QLTT phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như y tế, hải quan, biên phòng và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị y tế phòng dịch (khẩu trang, các loại nước rửa tay…), tổ chức ký cam kết không được tàng trữ, đầu cơ, găm hàng, tạo sự khan hiếm nhằm mục đích nâng giá, ép giá, hạn chế đến mức thấp nhất việc mua gom xuất sang Trung Quốc kiếm lời.

Ngay lập tức, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) đã tiến hành tăng cường kiểm tra đối với “phố thuốc Hapulico”. Tại đây, Đội QLTT số 1 đã phát hiện hầu hết các cơ sở kinh doanh không niêm yết giá, có dấu hiệu găm giữ hàng. Đơn vị đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh mặt hàng khẩu trang y tế không niêm yết giá và yêu cầu các cơ sở bán ngay ra thị trường số khẩu trang hiện có cũng như cam kết bán đúng giá đã niêm yết và hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ nguồn gốc, cũng như đảm bảo chất lượng. 

Trước đó, Cục QLTT Quảng Ninh cũng đã chỉ đạo các đội tăng cường kiểm gia, giám sát việc buôn bán các thiết bị và vật dụng liên quan đến chống dịch Corona. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng động vật và thực phẩm từ động vật nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ đang có dịch. 

Đặc biệt chú ý kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) là thủy sản, hải sản, động vật và sản phẩm động vật hoang dã (thịt, nội tạng gia súc, gia cầm chưa qua chế biến) kể cả hàng hóa do khách du lịch mang theo và hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới phải đảm bảo thực hiện kiểm dịch và đáp ứng các các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. 

Có thể chuyển hướng xuất khẩu nông sản…

Cùng với việc kiểm soát thị trường các trang thiết bị, vật dụng liên quan đến chống dịch, các bộ, ngành liên quan cũng đã liên tục có những thông tin ứng phó với dịch. Trong đó, Cục XNK (Bộ Công Thương) đã liên tục có công văn gửi các đơn vị liên quan, các DN có hoạt động thương mại với Trung Quốc để ứng phó với tình trạng khẩn cấp hiện thời. 

Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, giữa 2 nước lại có đường biên giới đất liền kéo dài với nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ là nơi giao nhận, thông thương một số lượng lớn hàng hóa XNK. Hiện, phía Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương, trong đó, Bằng Tường sẽ lùi thời gian mở các cửa khẩu với Việt Nam đến ngày 9/2/2020 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan sẽ mở vào ngày 3/2/2020). 

Do các mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay chỉ có thể XK qua cửa khẩu phụ nên việc lùi thời gian mở cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến việc XK các loại nông sản, đặc biệt là các mặt hàng đang vào vụ thu hoạch như dưa hấu, thanh long. Cùng với đó, hiện tình hình lưu thông giữa các địa phương của Trung Quốc cũng gặp khó khăn vì các biện pháp chống dịch nên một số DN Trung Quốc có thể có động thái giãn tiến độ thực hiện các đơn hàng mua thanh long của Việt Nam.

Với những khó khăn nêu trên, Bộ Công Thương đã đề nghị các DN theo dõi sát diễn biến hoạt động XK nông, thủy sản nói chung và trái cây nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng... nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, XK hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác. 

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo, các DN cần dự tính phương án ứng phó với khả năng dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng, kéo dài dẫn đến việc giao thương với Trung Quốc gặp khó khăn hơn nữa, thậm chí không thể thực hiện được. Từ đó có phương án kịp thời chuyển hướng XK sang thị trường khác, tiêu thụ trong nước hoặc đưa vào chế biến, trữ lạnh.

Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ NN&PTNT đề nghị các DN chế biến tăng cường thu mua trái cây tươi tại các tỉnh để chế biến thành các sản phẩm như nước ép, sấy khô... vừa nâng cao giá trị mặt hàng, vừa giúp nông sản có thể lưu giữ được lâu hơn.

Ngoài ra, Cục XNK cũng đã có đề nghị các DN logistics sở hữu kho lạnh cần vào cuộc, hỗ trợ các DN nông sản, dành diện tích bảo quản lạnh với giá ưu đãi để giúp các DN nông sản bảo quản nông sản, thủy sản trong thời gian tìm kiếm hợp đồng mới.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).