Tháng 10: Xuất khẩu than đá tăng mạnh, điện thoại, linh kiện giảm sâu

(PLO) - Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 20,80 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước. Điện thoại và linh kiện có kim ngạch giảm mạnh nhất với mức 21,4%. Trong khi, than đá tăng 45,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 26,5%; hóa chất tăng 21,7%.

Trong báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội được công bố mới đây, Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 9 đạt 21.125 triệu USD, cao hơn 625 triệu USD so với số ước tính. Trong đó, điện thoại và linh kiện cao hơn 587 triệu USD; sắt thép cao hơn 95 triệu USD; xăng dầu cao hơn 56 triệu USD; hóa chất cao hơn 51 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng cao hơn 46 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện thấp hơn 63 triệu USD; dệt may thấp hơn 100 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 20,80 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,63 tỷ USD, tăng 1,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 15,17 tỷ USD, giảm 2,6%.

Một số mặt hàng xuất khẩu trong tháng có kim ngạch giảm, trong đó điện thoại và linh kiện giảm mạnh nhất với mức 21,4%; sắt thép giảm 17%; xăng dầu giảm 12,8%.

Một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao: Than đá tăng 45,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 26,5%; hóa chất tăng 21,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 tăng 2,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 0,1%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 21,8%; hàng dệt may tăng 21,6%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 6,6%.

Tính chung 10 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 200,27 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 56,82 tỷ USD, tăng 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 143,45 tỷ USD (chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 13,2%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 40,7 tỷ USD, tăng 10,6%; hàng dệt may đạt 25,2 tỷ USD, tăng 17,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 24,3 tỷ USD, tăng 15,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 13,5 tỷ USD, tăng 28,3%; giày dép đạt 13 tỷ USD, tăng 9,7%.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá: Thủy sản đạt 7,2 tỷ USD, tăng 5,9%; rau quả đạt 3,3 tỷ USD, tăng 14,4%; cà phê đạt 3 tỷ USD, tăng 1,1% (lượng tăng 21,5%); gạo đạt 2,6 tỷ USD, tăng 16,1% (lượng tăng 3,4%). Một số mặt hàng nông sản tuy lượng xuất khẩu tăng nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm nên kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước: Hạt điều đạt 2,8 tỷ USD, giảm 3,2% (lượng tăng 3,8%); cao su đạt 1,7 tỷ USD, giảm 7,6% (lượng tăng 13,4%); hạt tiêu đạt 683 triệu USD, giảm 32,8% (lượng tăng 8,9%).

Riêng dầu thô tính chung 10 tháng tiếp tục giảm mạnh về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,8 tỷ USD, giảm 24,8% (lượng giảm 45,4%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 10 tháng, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 39 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 43,7%; giày dép tăng 15,9%; hàng dệt may tăng 13,6%.

Tiếp đến là EU đạt 34,9 tỷ USD, tăng 9,9%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 26,5%; hàng dệt may tăng 14,8%; điện thoại và linh kiện tăng 6,6%. Trung Quốc đạt 32,1 tỷ USD, tăng 21,3%, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 117,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 29,3%; rau quả tăng 14,1%.

Thị trường ASEAN đạt 20,6 tỷ USD, tăng 14,5%, trong đó gạo tăng 132,6%; sắt thép tăng 56,7%; hàng dệt may tăng 38,4%. Nhật Bản đạt 15,3 tỷ USD, tăng 10,6%, trong đó hàng dệt may tăng 28,3%; giày dép tăng 20,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 9,7%. Hàn Quốc đạt 15 tỷ USD, tăng 23,5%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 50,4%; hàng dệt may tăng 23,8%; điện thoại và linh kiện tăng 14,9%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 9 đạt 19.513 triệu USD, thấp hơn 287 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện thấp hơn 262 triệu USD; điện thoại và linh kiện thấp hơn 94 triệu USD; sắt thép thấp hơn 44 triệu USD; ô tô cao hơn 66 triệu USD; vải cao hơn 23 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 ước tính đạt 20,70 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,15 tỷ USD, tăng 8,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,55 tỷ USD, tăng 4,4%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng so với tháng trước: Phân bón tăng 32,6%; cao su tăng 28,5%; thủy sản tăng 17,7%; kim loại thường tăng 16%; xe máy tăng 14,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 7,4%; đặc biệt là nhập khẩu dầu thô tăng mạnh 163,1%, chủ yếu do phục vụ sản xuất của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 10 tăng 13,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Chất dẻo tăng 23,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 16%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 15,9%.

Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 193,84 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 77,50 tỷ USD, tăng 12%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 116,34 tỷ USD, tăng 11,7%.

Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn trong 10 tháng: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 34,6 tỷ USD, tăng 13,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 27,5 tỷ USD, giảm 2%; điện thoại và linh kiện đạt 12,6 tỷ USD, giảm 1,6%; vải đạt 10,5 tỷ USD, tăng 12,9%; sắt thép đạt 8,3 tỷ USD, tăng 10,6%; chất dẻo đạt 7,4 tỷ USD, tăng 19,3%; xăng dầu đạt 6,8 tỷ USD, tăng 20%; kim loại thường đạt 6,2 tỷ USD, tăng 29,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 4,8 tỷ USD, tăng 4,6%; hóa chất đạt 4,2 tỷ USD, tăng 25,9%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 10 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 52,9 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xăng dầu tăng 94,9%; vải tăng 17,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng tăng 10,2%; điện thoại và linh kiện tăng 3,9%.

Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 39,2 tỷ USD, tăng 2,1%, trong đó sắt thép tăng 19,4%; xăng dầu tăng 17,5%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 14,1%. ASEAN đạt 26 tỷ USD, tăng 13,1%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 15,4%; xăng dầu tăng 13,7%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 8%. Nhật Bản đạt 15,5 tỷ USD, tăng 14,6%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 37,5%; điện thoại và linh kiện tăng 31,1%; sắt thép tăng 13,9%. EU đạt 11,2 tỷ USD, tăng 12,1%, trong đó vải tăng 25,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 16,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 14,3%. Hoa Kỳ đạt 10,6 tỷ USD, tăng 37,5%, trong đó thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 203,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 8,3%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 9 xuất siêu 1,6 tỷ USD. Tháng 10 ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 10 tháng tiếp tục xuất siêu 6,4 tỷ, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 27,1 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.