Tàu Halong Express: "đắp chiếu" chờ "an táng"

Vận hành được chưa đầy 2 tháng sau ngày khai trương, đoàn tàu HaLong Express đã phải đắp chiếu. Suốt hơn 1 năm nay, con tàu  từng được mệnh danh là “Boeing mặt đất” tá túc tại khuôn viên Cty xe lửa Gia Lâm làm bạn với nắng mưa và cỏ dại…

Vận hành được chưa đầy 2 tháng sau ngày khai trương, đoàn tàu HaLong Express đã phải đắp chiếu. Suốt hơn 1 năm nay, con tàu  từng được mệnh danh là “Boeing mặt đất” tá túc tại khuôn viên Cty xe lửa Gia Lâm làm bạn với nắng mưa và cỏ dại…

Cái chết được báo trước

Đoàn tàu khách chất lượng cao mang tên HaLong Express được Cty đường sắt Dongrim (Hàn Quốc) đầu tư vốn 100%. Tận dụng những toa xe tàu điện ngầm (metro) đã sử dụng trên 20 năm tại Hàn Quốc, Cty Dongrim đã đưa sang VN lô đầu tiên gồm 6 toa xe chạy trên khổ đường 1.435 mm. Sau đó, Dongrim đã thuê Cty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT thiết kế cải tạo hết 70.000 USD (đã thanh toán 20.000USD), thuê Cty xe lửa Gia Lâm hoán cải toa xe hết 300.000 USD.

Con tàu “triệu đô” đã gấp rút khai trương trong tháng 4/2009 để kịp quảng bá và đón khách dịp 30/4- 1/5/2009. Được giới thiệu là “Boeing đường sắt” với toàn bộ các toa xe được nhập từ Hàn Quốc, trong toa có màn hình LCD âm thanh nổi, máy điều hòa không khí siêu êm, khu vệ sinh lịch sự, quầy mini bar sang trọng, “Boeing đường sắt” còn được quảng bá thân thiện với môi trường, du lịch tốc độ cao và “siêu an toàn”, nên trong giai đoạn đầu sau khai trương, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5, tàu HaLong Express đã thu hút khá đông khách du lịch. Thế nhưng ngay trong dịp “đắt khách” hiếm hoi đó, không ít khách hàng đã phàn nàn về chất lượng dịch vụ không như quảng bá.

Thêm vào đó là sự bất tiện khi sử dụng phương tiện này bởi nếu đi ôtô từ Hà Nội- Quảng Ninh chỉ mất hơn 2 giờ nhưng đi bằng tàu Ha Long Express phải mất tới 5 giờ, chưa kể hành khách phải đi từ Hà Nội sang ga Gia Lâm, hoặc đến Hạ Long phải mất thời gian bắt ô tô đi  Tuần Châu, Bãi Cháy. Tàu chất lượng cao nên giá vé cũng không bình dân, nhất là có sự phân biệt giữa khách nước ngoài với khách trong nước (15 USD với người nước ngoài và 5 USD với người Việt) trong khi khách du lịch chủ yếu là người nước ngoài. Số lượng hàng khách cứ thế thưa dần, tàu có sức chứa 300 khách song có chuyến chỉ có 3-4 khách. Kết cục, “Boeing đường sắt” đã không cầm cự được đến dịp lễ 2/9 - sau 35 chuyến hoạt động kể cả chạy thử, HaLong Express phải ngừng hoạt động.


Xã hội hóa - Không dễ!

Luật Đường sắt VN có hiệu lực từ năm 1996, cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia đầu tư, kinh doanh, khai thác vận tải đường sắt. Từ đó đến nay đã có gần 20 đầu mối tham gia đầu tư, kinh doanh, khai thác vận tải trên đường sắt theo chủ trương xã hội hóa. Sự có mặt của họ đã tạo sự cạnh tranh và đem đến nhiều thành công tại nhiều tuyến đường sắt như: SaPa, Nha Trang, Vinh, Hải Phòng...

Tuy nhiên, là vận tải đường sắt lĩnh vực kinh doanh khó, đặc thù và đòi hỏi đầu tư lớn (chỉ riêng chi phí đóng hoặc cải tạo một toa xe đã vào khoảng từ 2-4 tỷ đồng), thêm vào đó, các đoàn tàu phải phụ thuộc vào quy trình nghiêm ngặt trong khi cơ sở hạ tầng đường sắt còn nhiều hạn chế…  Việc HaLong Express thất bại cũng không phải là chuyện bất ngờ.

Mổ xẻ việc đầu tư này, một số chuyên gia kinh tế vận tải đường sắt cho rằng Cty Dongrim quá “ảo tưởng” về dự án khai thác 300 toa xe đã thanh lý tại Hàn Quốc để đưa vào sử dụng tại VN. Rõ ràng công tác nghiên cứu thị trường của Dongrim là bài học quý cho các nhà đầu tư sau này. Nhà đầu tư đến từ xứ sở kim chi không có các nghiên cứu độc lập mà lại dựa vào kết quả các dự án nghiên cứu về chiến lược GTVT trước đó với những con số trên giấy về nhu cầu hành khách đi lại trên tuyến đường sắt phía Đông (Hà Nội- Quảng Ninh). Mục tiêu đón đầu lượng hành khách du lịch từ Hà Nội xuống Hạ Long đã không thể thành hiện thực khi dự án tuyến đường sắt được quảng bá là hiện đại nhất VN (Yên Viên- Phả Lại- Hạ Long- Cái Lân) cứ kéo dài năm này qua năm khác, không biết khi nào thì có thể đưa vào khai thác trong bối cảnh thiếu vốn, nhà thầu rút quân hoặc thi công cầm chừng như hiện nay.

Không thể "an táng"

Để tàu lăn bánh, mỗi chuyến Dongrim phải trả phí thuê đầu máy kéo 20 triệu đồng, chưa kể chi phí trả lương cho nhân viên và nhiều chi phí khác… Phương án mà nhà đầu tư này chọn là “đắp chiếu”. Hiện tại “Boeing đường sắt” vẫn đang tá túc tại  Cty xe lửa Gia Lâm với chi phí 7 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí 8.000 USD/tháng cho việc thuê văn phòng, thuê trông 6 toa xe, thuê phiên dịch... Cũng đã có nhiều gợi ý phương án cứu con tàu “triệu đô” này, như Cty Dongrim có thể hoán cải ép trục bánh xe từ 1435mm thành xe 1000mm để hoạt động sang tuyến khác có hiệu quả hơn, chẳng hạn Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Huế.... Song tất cả đều “bó tay” khi Cty mẹ của Cty Dongrim không có tiền để bơm thêm vốn trong khi cũng không đồng ý cho “con” được tuyên bố phá sản.

Phương án được xem là hợp lý hơn cả là cho Cty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội thuê để khai thác trên các tuyến hiện đang đông khách, thế nhưng khi số nợ 350.000 USD (trả cho Cty Tư vấn Đầu tư và Xây dừng GTVT và Cty xe lửa Gia Lâm) chưa được giải quyết thì Cty Dongrim rõ là không tài nào đem được đoàn tàu ra khỏi cổng nhà máy… 

Câu chuyện đoàn tàu HaLong Express gợi nhớ tới câu chuyện tàu Hoa Sen của Vinashin. Thiệt hại của nhà đầu tư đã rõ, song không phải TCty Đường sắt VN không mất gì. Nhìn vào “tấm gương” xã hội hóa này người ta có thể thấy còn lâu dịch vụ vận tải đường sắt VN mới được cải thiện…

Tô Tô
 

Tin cùng chuyên mục

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).