Tái cấu trúc ngân hàng bắt đầu từ… “tháo ngòi” nợ xấu

Bên cạnh những thành công trong quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập như trình độ quản trị, nguồn nhân lực còn yếu, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản thấp…Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách phải tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại, bắt đầu từ giải quyết nợ xấu và rào cản của thủ tục vay vốn…

[links()] Bên cạnh những thành công trong quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập như trình độ quản trị, nguồn nhân lực còn yếu, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản thấp…Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách phải tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại, bắt đầu từ giải quyết nợ xấu và rào cản của thủ tục vay vốn…

Gỡ “nút thắt” nợ xấu

Ở Việt Nam hiện có trên 80 ngân hàng, một số lượng quá nhiều so với nhu cầu của nền kinh tế. Số lượng nhiều, cạnh tranh mạnh đã dẫn đến một số ngân hàng quy mô nhỏ năng lực yếu kém, thiếu hụt vốn và khả năng thanh khoản. Theo thạc sỹ Vũ Thị Phương Hoa - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), khu vực ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chiếm đến 75% tổng tài sản của khu vực tài chính.

Minh họa Internet
Minh họa Internet

Do những khó khăn của kinh tế vĩ mô, nợ đọng của DN kinh doanh sản xuất tăng kèm theo sự trì trệ của thị trường chứng khoán và đóng băng của thị trường bất động sản khiến gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước ước tính, đến cuối quý 1, tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,6%, tương đương khoảng hơn 85.000 tỷ đồng.

Theo nhận định của ông Đặng Đức Thành - Tổng Giám đốc Cty Căn nhà mơ ước thì nợ xấu đang “kẹt” nhất ở ngân hàng, và nợ xấu ngân hàng lại tập trung ở bất động sản, muốn tháo bỏ “nút thắt” này phải giải quyết gốc vấn đề tại sao phát sinh nợ xấu ngân hàng.

Lý giải về cái gốc phát sinh nợ xấu, ông Thành cho rằng: Xuất phát từ 2007, thời điểm “thịnh” của bất động sản, nhiều người đổ xô đi mua bất động sản, thậm chí những người không có “nghề” kinh doanh bất động sản cũng chạy theo phong trào để kiếm lời. Nhiều ngân hàng đã sai khi phá vỡ quy định, chẳng hạn một đơn vị chỉ được phép vay không quá 3 lần vốn điều lệ thì ngân hàng lại cho vay gấp mấy chục lần vốn điều lệ.

Nhấn mạnh việc tháo gỡ “nút thắt” nợ xấu khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, ông Trần Quốc Mạnh - Tổng Giám đốc Cty CP Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn cho rằng cần bước qua “ngưỡng cửa” nợ xấu trước khi bước vào tái cấu trúc và làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Nợ xấu tồn tại trong chính yếu kém của ngân hàng (do năng lực thẩm định có hạn) và DN (do năng lực sản xuất kinh doanh của chưa khoa học, chín chắn...).

Nhiều ngân hàng đã có những giải pháp như “khoanh nợ”, “đảo nợ” nhưng đó chưa phải là giải pháp căn cơ. Vì vậy, Nhà nước phải đứng ra mua lại nợ xấu chính là mua lại khó khăn của nền kinh tế, vấn đề là mua như thế nào cho phù hợp và hiệu quả.

Theo ông Mạnh, không nên mua nợ xấu rồi khoanh lại để đó mà phải mua theo cơ chế thị trường, phân tích một cách cơ bản, khoa học từng món nợ xấu và thẩm định luôn “sức khỏe” từng DN thông qua những món nợ xấu này; sau đó mua lại một cách sòng phẳng giữa DN, ngân hàng và Cty mua bán nợ.

Thay “rào cản” vay vốn

Nợ xấu hiện đang như “cục máu đông” làm tắc nghẽn kênh huy động vốn của nền kinh tế, dù hạ lãi suất DN cũng khó tiếp cận được vốn. Gỡ nợ xấu là yêu cầu cấp thiết nhưng chính ngân hàng cũng cần thay đổi rào cản vay vốn và “cái nhìn” đối với DN.

Theo ông Đặng Đức Thành, trong năm 2007, hàng ngàn Cty bất động sản ra đời, hoạt động không đúng chức năng, nhiều DN dầu khí, điện lực… bổ sung chức năng để làm bất động sản. Bởi vậy, quan trọng nhất bây giờ phải cắt ngay từ gốc, kiểm soát chặt chẽ nguồn tiền, thiết lập kỷ cương ngân hàng, khi đưa tiền ra phải chấp hành đúng những quy định do chính ngân hàng đưa ra. Bộ Tài chính cũng đã ra quy định vay 3%, tức một đơn vị không được vượt quá ba lần vốn điều lệ, từ kỷ cương này mới đi vào trật tự để xử lý nợ xấu.

Theo ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh, tái cấu trúc cũng nên chú ý “cái nhìn” của ngân hàng đối với DN. Tình hình kinh tế càng khó khăn, các DN nhỏ và siêu nhỏ càng bị ảnh hưởng, khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng lãi suất cao phần lớn là do không biết làm dự án vay vốn, báo cáo tài chính không rõ ràng, không minh bạch hoặc không có tài sản thế chấp dù dự án khả thi đến đâu. Ngược lại, các ngân hàng không nhìn vào dự án khả thi và khả năng trả nợ mà cứ nhìn vào tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách Nhà nước về quản lý ngân hàng còn nhiều vấn đề tháo gỡ, chẳng hạn nhiều DN muốn đến đảo nợ thì ngân hàng cho rằng không có cơ chế đảo nợ, ngân hàng không có văn bản nào cho phép đảo nợ. DN không thể vay mới, nợ xấu không giải quyết khiến không ít DN cho rằng ngân hàng không san sẻ, đồng hành cùng DN. Giải thích, nhiều ngân hàng cho biết, bản thân các ngân hàng cũng muốn nhìn vào sự minh bạch, dự án khả thi của doanh nghiệp để cho vay nhưng báo cáo tài chính của DN không đáng tin…

Rõ ràng, tái cấu trúc không là việc riêng của hệ thống ngân hàng, mà cần đặt trong mối quan hệ chung của nền kinh tế và cộng đồng DN. Hạ thấp nợ xấu, thông thoáng các thủ tục vay vốn sẽ sớm tạo nên “cửa thoát” sớm cho nền kinh tế vốn đang vô cùng khó khăn…?

“Bệnh lạ” không phải do chất độc quân sự

Trước tình hình bệnh viêm da sừng lòng bàn tay bàn chân ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi tăng đột biến, UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ tìm nguyên nhân gây bệnh.

Sau gần một tháng lấy mẫu đất, mẫu nước xét nghiệm, Viện Môi trường hóa học môi trường quân sự (Bộ Quốc phòng) vừa công bố kết quả khảo sát ở khu vực có nhiều người mắc bệnh. Đại tá Đinh Ngọc Tấn - Viện trưởng - cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số vi sinh vật trong mẫu nước là cao, chứng tỏ nguồn nước suối cạnh làng Rêu, xã Ba Điền bị ô nhiễm, còn các chất khác không vượt quá giới hạn cho phép. Đặc biệt, chất dioxin mà thời gian qua nhiều chuyên gia đặt giả thiết là nguyên nhân gây bệnh cũng không phát hiện được trong mẫu đất và mẫu nước ở khu vực này.

Theo thống kê của ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi, kể từ khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 19/4/2011 đến ngày 15/6/2012, đã có 239 người mắc bệnh, nhiều nhất là Ba Điền; trong đó có 23 trường hợp đã tử vong, 45 người bị tái phát. Hiện có 28 ca đang nằm điều trị tại các cơ cơ sở y tế từ huyện đến Bệnh viện Nhi đồng II TP Hồ Chí Minh.

Đăng Lâm

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.