Sửa đổi Luật Cạnh tranh: Cơ quan Nhà nước làm sai cũng bị xử lý

Thị trường than cần sự cạnh tranh bình đẳng hơn
Thị trường than cần sự cạnh tranh bình đẳng hơn
(PLO) - Sau 12 năm tồn tại, Luật Cạnh tranh 2004 vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ đọc tờ trình dự thảo sửa đổi trước Quốc hội. Dự thảo Luật thể hiện tư duy quản lý mới, với nhiều sửa đổi căn bản, giúp cho người dân được hưởng lợi và lành mạnh hoá thị trường...

Luật rất cần nhưng ít dùng đến 

Trước thông tin này, luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB LAW cho rằng điểm mạnh nổi bật của dự thảo luật là hướng tới lành mạnh hóa thị trường. Cho dù Luật Cạnh tranh năm 2004 đã thiết lập nền tảng pháp lý đầu tiên cho môi trường cạnh tranh ở Việt Nam nhưng sau hơn 10 năm áp dụng đang bộc lộ rõ những điểm bất cập không phù hợp với thực tiễn. Nhiều hành vi phản cạnh tranh mới, đa dạng chưa được điều chỉnh và dự liệu. Luật Cạnh tranh chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sứ mệnh bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Địa vị và mô hình cơ quan cạnh tranh chưa hợp lý.

Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, số lượng vụ việc vi phạm cạnh tranh lành mạnh được giải quyết còn khá ít. Người dân hầu như không khiếu nại, ngoài những việc ảnh hưởng quyền người tiêu dùng, còn doanh nghiệp thì thường tự thỏa thuận, “đi đêm” với nhau. Trong khi đó, môi trường cạnh tranh tại Việt Nam tiềm ẩn nhiều dạng hành có tác động tiêu cực tới thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh nhưng lại không áp dụng xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh mà lại áp dụng hình thức xử lý hành chính.

“Khắc tinh” của làm ăn gian dối, thiếu lành mạnh 

Việc sửa đổi Luật Cạnh tranh năm 2004 được xác định là sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện. Dự thảo Luật gồm có 121 điều, được bố cục thành 09 chương. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, dự thảo Luật giữ nguyên 06 điều, sửa đổi 66 điều, bổ sung 49 điều và bãi bỏ 49 điều.

Trong những thay đổi đột phá, có một nội dung “cởi trói” cho doanh nghiệp ở chỗ, sẽ nhìn nhận vị thế một doanh nghiệp trên thị trường thông qua nhiều yếu tố, chứ không chỉ bằng bao nhiêu % miếng bánh thị trường doanh nghiệp ấy đang nắm giữ nữa. 

Luật cạnh tranh 2004 thì việc xác định một doanh nghiệp có vi phạm quy định hạn chế cạnh tranh, có lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền hay không phụ thuộc nhiều vào thị phần – bao nhiêu % miếng bánh thị trường – mà doanh nghiệp đó đang nắm giữ. Pháp luật sẽ cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia vào một hoạt động tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, vấn đề này đã được giải quyết trong Luật mới. Dự thảo Luật mới đã xây dựng mới hẳn một hệ thống tiêu chí xác định “sức mạnh thị trường đáng kể” một cách đầy đủ, phù hợp hơn. Việc cấu thành nên hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường một cách rõ hơn thông qua việc xem xét hậu quả, tác động gây ra của hành vi phản ánh bản chất phản cạnh tranh. Từ đó, những lỗi vi phạm hạn chế cạnh tranh và thực hiện tập trung kinh tế sẽ được đánh giá đúng đắn hơn.

Đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định tại Luật khác, dự thảo Luật đã quy định theo hướng dẫn chiếu đến quy định của pháp luật khác, đồng thời bổ sung nguyên tắc xử lý để tránh chồng chéo, xung đột trong thực thi. 

Đặc biệt, với kinh doanh đa cấp, một vấn đề gây nhức nhối dư luận thời gian qua, dự thảo luật bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và hành vi “phân biệt đối xử của hiệp hội”, do các hành vi này không phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Dự thảo Luật đã bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến và có bản chất phù hợp với khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại dự thảo Luật...

Hiệp hội sân sau, cơ quan Nhà nước làm sai cũng bị xử lý

Trong thực tiễn xem xét, xử lý một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh còn nhận thấy, các hiệp hội đều là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều vụ việc, hiệp hội còn ban hành các “quyết định”, các “nghị quyết” về giá cả, sản lượng... trên thị trường để các doanh nghiệp thành viên thực hiện. Tất nhiên, do quy định về chuyện này chưa cụ thể, rõ ràng nên không thể xử lý.

Lần này, những bất cập trên đã được giải quyết thông qua việc dự thảo Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với “hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam”  và mở rộng đối tượng áp dụng.

Theo đó, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề, dự thảo Luật còn áp dụng đối với “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”, trong đó bao gồm cả các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính. Những câu chuyện lạ lùng như một cơ quan công quyền chỉ đạo cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh phải mua bia, bảo hiểm của một công ty XYZ nào đó sẽ bị coi là vi phạm Luật Cạnh tranh và bị xử lý.

Với những đổi mới nêu trên cùng nhiều tiến bộ khác, dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi góp phần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật về cạnh tranh, phù hợp với các cam kết quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Sửa đổi Luật Cạnh tranh cũng là một bước quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ và giải pháp về “hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch về độc quyền nhà nước” nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định. 

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.