Quản lý nhà nước: Siết chặt hay buông lỏng?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về những sai phạm nghiêm trọng của một tổ hợp xây dựng tại Hà Nội. Theo đó, dự án này chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng là sản xuất gạch ngói, các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp. Tóm lại là tất cả đến thời điểm thanh tra là “chưa” và “bất hợp pháp”.

Thế mà, kỳ lạ thay, dự án này đã xây dựng từ tháng 2 năm 2012, nghĩa là đã 5 năm và cứ tiếp tục xây dựng như tất cả đều hợp pháp, vai trò và chức năng quản lý nhà nước của chính quyền Thủ đô ở đâu? Cũng cần bổ sung thêm, một dự án chung cư của chủ đầu tư dự án này có những sai phạm như xây dựng quá phép, chưa cấp “sổ đỏ” cho người mua, được cử tri phản ảnh trong cuộc tiếp xúc hồi tháng 12/2016, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung đã hứa chuyển cơ quan điều tra xem xét và khởi tố vụ án. Chưa xong chuyện đó lại xảy ra chuyện này, còn tày đình hơn.

Tại Ninh Thuận, khi xây dựng đường kênh chính của đập dâng để xảy ra nhiều sai sót trong việc đền bù, bồi thường đất đai cho dân. Chính quyền địa phương đã thừa nhận những sai sót này và biện minh cho việc “tiền trảm, hậu tấu” của mình là “nóng vội” muốn nhanh chóng khởi công, đưa công trình vào phục vụ dân sinh nên mới thế, trong đó có cả việc vi phạm Luật Tố cáo, khiếu nại của công dân.

Trên đất nước ta, những sai phạm, sai sót như hai dự án nói trên không phải là hiếm, ngược lại, tình trạng này khá phổ biến. Xây dựng không phép, sai phép, sai mục đích được phê duyệt, áp giá đền bù không đúng, cưỡng chế giải phóng mặt bằng sai luật, gây thiệt hại cho nhân dân, kiếm lợi nhuận khổng lồ từ đất đai của một số nhà đầu tư vẫn thường diễn ra. Do “nóng vội” mà tìm mọi cách “tát cạn, bắt lấy” làm cho kỳ được, đặt những sai phạm vào “việc đã rồi” để hướng tới một sự vô pháp “phạt cho tồn tại”. Khi những sai phạm đó bị phát hiện thì trái với việc khởi công thần tốc, sự khắc phục sai phạm ấy thường diễn ra rất chậm, nhà quản lý hầu như bất lực, báo chí làm ngơ, trong khi dư luận xã hội bức xúc, người dân bất bình.

Liên quan đến quản lý nhà nước, kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng  chỉ rõ, UBND TP Hà Nội đã có những vi phạm trong quản lý đất đai, xây dựng dẫn đến nhiều chủ đầu tư sử dụng đất của Nhà nước đã lâu nhưng không nộp tiền sử dụng đất, con số ấy không hề nhỏ, tính đến hết năm 2014 là trên 7.000 tỷ đồng!

Chính phủ chủ trương siết chặt quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực nhưng dường như sự buông lỏng đã trở thành căn bệnh trầm kha. Nay sự thể có khác đi không khi sự buông lỏng gây hậu quả nghiêm trọng đó đã bị phanh phui? Hơn nữa, một người phụ nữ Thủ đô xả rác không đúng quy định bị phạt tới 6 triệu đồng, cách xử phạt nghiêm khắc này nên áp dụng với những cán bộ làm chức năng quản lý nhà nước mà để thất thoát hàng nghìn tỷ đồng!

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).