PVN muốn các doanh nghiệp khâu sau nâng cao quản trị

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo
(PLO) - Với đặc thù quy mô tài sản, công nghệ kỹ thuật hiện đại và phức tạp, nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ cao, có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường, các DN khâu sau của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang có đóng góp quan trọng vào doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn. Làm thế nào để nâng cao công tác quản trị cho các DN này trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập đang là vấn đề mà PVN quan tâm.

Doanh nghiệp chủ lực

Tại hội thảo “Nâng cao công tác quản trị cho các DN khâu sau Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập” do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức cuối tuần qua, Phó tổng giám đốc PVN, ông Lê Mạnh Hùng cho biết, đặc thù DN khâu sau của ngành dầu khí là: Quy mô tài sản lớn (NMLD Dung Quất hơn 3 tỷ USD; Đạm Phú Mỹ 340 triệu USD, Đạm Cà Mau tài sản khoảng 700 triệu USD); công nghệ kỹ thuật hiện đại và hết sức phức tạp; nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ cao; có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường năng lượng, đặc biệt là dầu thô và khí thiên nhiên; chịu tác động lớn bởi sự biến đổi công nghệ và môi trường. Do vậy, muốn các DN khâu sau của ngành dầu khí phát triển bền vững cần đánh giá những đặc thù này để có giải pháp về quản trị, bên cạnh các quản trị DN nói chung.

Thông tin từ Trưởng ban Chế biến Dầu khí PVN, ông Lê Xuân Huyên cho biết, doanh thu, lợi nhuận lĩnh vực chế biến dầu khí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, lợi nhuận của PVN. Cụ thể, năm 2011 là 18%, năm 2013 là 22,4%; năm 2015 là 30%, năm 2016 là 38%.

“Để quản trị vấn đề đó, PVN đã đề ra các giải pháp là tập trung công tác quản trị, áp dụng các công nghệ, ứng dụng đồng bộ trong quản trị (ERP, RBI, Shell, Mesc…); đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, đa dạng sản phẩm, tiết giảm chi phí. Đồng thời, tích hợp và tổ hợp công trình dự án. Sau đó, xây dựng chiến lược trung và dài hạn, tìm bằng được giải pháp quản trị. Đào tạo, quy hoạch cán bộ có trình độ cao. Cuối cùng, xây dựng kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể, giám sát, quyết liệt trong đẩy nhanh các dự án…” - Ông Huyên cho biết.

Tầm nhìn từ doanh nghiệp đến chính phủ

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành cho rằng năng lượng có 2 vấn đề đặc thù nữa là chính trị và an ninh quốc gia. Ông nhớ lại, khi quyết định xây dựng NMLD số 1 ở Dung Quất, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đề cao 2 tư tưởng lúc đó là tự chủ năng lượng và an ninh. Đồng thời mong rằng đại dự án này sẽ giúp khu nghèo miền Trung… thoát nghèo.

“Xu hướng năng lượng sạch đang lên ngôi. Nhu cầu năng lượng cũng tăng cấp số cộng và số nhân. Bài toán cho các DN PVN là cần thấm nhuần chiến lược hội nhập của Việt Nam; mở rộng thị trường, sản phẩm, bạn hàng; kết nối giữa các nhà máy và được tự chủ…”- TS Thành đưa ra lời khuyên. Theo ông, DN lớn để giữ mãi chữ “Lớn” nên tập trung 3 yếu tố: Công nghệ, thương hiệu và phân phối. 5 bài học của DN lớn rút ra, đó là: Khát vọng toàn cầu; Triết lý; Sáng tạo; Tài năng; Vốn xã hội lớn.

Đến từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, ĐHQG Singapore PGS.TS Vũ Minh Khương chia sẻ: “Singapore đã biến những cái bất lợi (tài nguyên, diện tích, dân số) thành lợi thế”.

Theo ông, bất cứ ngành kinh tế nào muốn phát triển cần phải có tầm nhìn, không chỉ từ DN mà từ Chính phủ. Ông đề xuất nên biến Nghi Sơn thành trung tâm lọc hóa dầu, hóa chất cung cấp cho cả vùng Đông Nam Á. “Hội nhập trong ngành Dầu khí là mệnh lệnh sống còn, nên nắm bắt ngay. Nên biến Việt Nam là điểm tựa để thế giới đến đây khai thác sự bùng nổ ở châu Á…”- Vị chuyên gia này đưa ra lời khuyên.

Tại Hội thảo, Tổng giám đốc BSR, ông Trần Ngọc Nguyên chia sẻ, BSR đã và đang phát triển mạnh khâu hóa dầu, trọng tâm là sản phẩm polypropylene; Ông Nguyên cho biết, định hướng của BSR là xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu. Đồng thời đẩy nhanh quá trình IPO để nâng cao năng lực tài chính; kiểm soát tồn kho, tỷ giá…

Chủ tịch HĐQT TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), ông Lê Cự Tân cũng cho biết, thách thức của đơn vị là tuổi đời dự án cũng lâu, tính từ 2004, hiện Tổng công ty đã và đang đứng vững trên 2 “chân” là  phân bón và hóa chất. PVFCCo cũng đã hỗ trợ nguồn nhân lực cho các dự án khâu sau trong ngành; duy trì là nhà sản xuất đạm số một Việt Nam…

Tổng kết hội thảo, Phó Tổng giám đốc PVN, ông Lê Mạnh Hùng đã lưu ý các đơn vị khâu sau cần thực hiện các nhiệm vụ như tăng sản lượng, giá trị ở các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang về nhiều lợi nhuận; cấu trúc DN song hành cùng cấu trúc PVN; cập nhật diễn biến, nhận định chính xác các xu hướng toàn cầu; tăng cường hệ thống quản trị rủi ro và xây dựng mô hình quản trị DN và mô hình kinh doanh của DN khâu sau…

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.