Pháp chật vật đối phó “dịch” nông dân tự tử

Nhiều nông dân Pháp đã lâm vào tình cảnh khốn cùng đến mức phải tự tử
Nhiều nông dân Pháp đã lâm vào tình cảnh khốn cùng đến mức phải tự tử
(PLO) - Các gia đình sống ở nông thôn, nhà chức trách, cơ quan y tế cộng đồng và các nhà nghiên cứu ở Pháp đang chật vật tìm cách đẩy lùi vấn nạn gia tăng những vụ tự tử ở các nông dân của nước này.

“Dịch” âm thầm gia tăng

Ông Jean-Pierre Le Guelvout là một nông dân nuôi bò sữa ở Brittany, miền nam nước Pháp. Lúc cao điểm, ông nuôi đến 66 con bò. Tuy nhiên, khi giá sữa giảm nhanh, ông lâm vào tình trạng nợ nần. Áp lực sinh kế và trả nợ đã khiến ông bị trầm cảm, sức khỏe sụt giảm nhanh chóng. Cuối cùng, vào một ngày tháng 12 lạnh lẽo vào năm ngoái, ông đã tự dùng súng bắn vào ngực tại nhà riêng, chấm dứt cuộc đời khi mới vừa bước sang tuổi 46. 

Cái chết của ông Le Guelvout là một phần của “dịch” tự tử đang âm thầm lây lan trong tầng lớp nông dân ở Pháp, khiến các gia đình sống ở nông thôn, nhà chức trách, giới chức cơ quan y tế và các nhà nghiên cứu ở nước này phải chật vật tìm cách đối phó. Theo giới chức Pháp, những người nông dân là nhóm người có nguy cơ tự tử đặc biệt cao vì bản chất công việc của họ vốn cô lập, ít gắn kết với những người khác. Cùng với đó là sự thiếu thốn về tài chính và đòi hỏi thể chất cao.

Theo số liệu thống kê mới nhất được Viện Sức khỏe cộng đồng Pháp công bố hồi năm 2016, trong giai đoạn 2007 - 2011, ở Pháp đã có tổng cộng 985 nông dân tự tử. Tỉ lệ này cao hơn 22% so với mức trung bình cả nước. Kể từ năm 2011 đến nay, số trường hợp tử tự như vậy vẫn tiếp tục tăng. Đó là còn chưa kể có nhiều ý kiến cho rằng các con số được thống kê thấp hơn nhiều so với thực tế. “Các bác sỹ cấp giấy chứng tử có thể đã tránh khẳng định tử tự là nguyên nhân tử vong vì một số công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận bồi thường cho bạn đời của người quá cố nếu người đó tự tử. Thêm vào đó là do quan niệm văn hóa của người theo đạo Thiên Chúa”, bác sỹ Véronique Maeght-Lenormand – người đang phụ trách một chương trình ngăn chặn nạn tử tử trên phạm vi toàn quốc của Hội Nông dân Pháp Mutualité Sociale Agricole - lý giải.

Đâu là nguyên nhân?

Sở dĩ vụ tự tử của ông Le Guelvout được nhiều người biết đến vì trước đó ông đã khá nổi tiếng khi tham gia chương trình truyền hình giúp nông dân tìm kiếm bạn đời có tên “L’Amour Est Dans le Pré”. Nhưng theo thống kê của cơ quan y tế Pháp, ông này cũng là đại diện cho nhóm những người nông dân có khả năng tự tử cao nhất – những người đàn ông từ 45 tới 54 tuổi và đang làm công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. “Ở tuổi đó, những người nông dân bắt đầu gặp những vấn đề nhỏ về sức khỏe. Họ cũng bắt đầu nghĩ về tương lai của trang trại mà họ đã gắn bó cả đời và có thể nảy sinh tâm lý chán nản”, bác sỹ Maeght-Lenormand phân tích. 

Bên cạnh đó, ông Nicolas Deffontaines – một nhà nghiên cứu tại Cesaer, một trung tâm chuyên nghiên cứu về kinh tế và các vấn đề xã hội học ở khu vực nông thôn – cho rằng áp lực về tài chính, nợ nần là những nguyên nhân khác đẩy nhiều người vào tình trạng thất vọng. Theo ông Deffontaines, nhiều nông dân đã vay tiền để đầu tư vào trang trại của họ nhưng do công việc không thuận lợi nên áp lực tài chính mà họ phải đối mặt ngày càng nặng nề hơn. Đặc biệt, việc Liên minh Châu Âu chấm dứt các quy định về hạn ngạch đối với nông dân trong ngành sữa vào năm 2015 đã khiến sản lượng của nhiều sản phẩm gia tăng nhanh chóng. Các hiệp hội trang trại ở Pháp nói rằng giá sữa đã giảm xuống dưới mức cần thiết để có thể duy trì một trang trại chứ chưa nói đến có lời. 

Tiếp sau đó, EU còn áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, khiến các nông dân mất đi một thị trường xuất khẩu sữa đáng kể. Vì nhiều trang trại sữa buộc phải đóng cửa nên số lượng bò bị giết mổ cũng tăng lên, kéo theo việc giá thịt cũng giảm. Góp phần khiến tình cảnh của người nông dân trở nên bi đát hơn còn có yếu tố sản lượng tiêu thụ thịt của người Pháp vào năm 2013 đã giảm 23% so với năm 1998. 

Đi tìm lời giải

7 năm trước, Chính phủ Pháp đã bắt đầu các biện pháp để đối phó với sự gia tăng tỉ lệ tự tử ở nông dân nước này. Bộ trưởng Pháp lúc bấy giờ Bruno Le Maire đã nâng vấn đề lên tầm quốc gia. Kể từ đó, nhiều bước đi đã được giới chức Pháp thực hiện với sự phối hợp của tổ chức nông trại nước này. Ví dụ, trong năm 2014, một đường dây nóng có tên Agri’écoute (Lắng nghe nông dân) đã được công bố để giúp các nông dân gặp vấn đề được lắng nghe và giải tỏa tâm lý. Ngoài ra, các nhóm đa ngành cũng đã được thành lập để giúp nông dân trong các vấn đề về tài chính, y tế, pháp lý và các vấn đề gia đình khác. Năm 2016, những đơn vị này đã theo đuổi 1.352 vụ việc liên quan đến những người nông dân trên khắp nước Pháp. 

Ông Maeght-Lenormand ở Hiệp hội Nông dân Pháp cho hay, các hoạt động của các nhóm đa ngành như vậy thường tập trung vào những nông dân độc thân hay các góa phụ. Song, việc xây dựng lòng tin là không dễ dàng. Nhiều nông dân vẫn ngại nói về những khó khăn mà họ gặp phải. “Họ có văn hóa lao động và nỗ lực rất mạnh mẽ và thường không mấy khi phàn nàn”, bà Véronique Louazel, làm việc trong một cơ quan của chính phủ chuyên hỗ trợ nông dân, tổng kết lại sau khi gặp gỡ 27 nông dân đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ họ.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều người nông dân thời gian qua đã từ bỏ công việc mà họ từng gắn bó cả cuộc đời như một cách giải thoát. Ông Cyril Belliard, 52 tuổi là một người như vậy. Theo lời kể của ông này, ông bắt đầu làm nông dân từ năm 1996 ở Vendée, phía tây nước Pháp. Nhưng gần đây, ông nhận thấy những con dê của mình chết dần chết mòn vì một căn bệnh bí ẩn nào đó mà cả ông lẫn bác sỹ thú y đều không biết. Nợ nần vì thế cứ dần chất lên, đến mức ông phải đối mặt với những rắc rối về mặt pháp luật. “Tôi đã phải sống trong một căn nhà di động để không mất tiền thuê nhà. Cả gia đình, bao gồm tôi, vợ tôi và các con tôi sinh hoạt, ăn, ngủ trong một không gian chỉ có 35m2”, ông kể. 

Là cha của 3 đứa con nhưng ông Belliard khi đó buộc phải sống nhờ nguồn thực phẩm từ các quỹ từ thiện và sự hỗ trợ của Hiệp hội Nông dân Pháp. Đến cuối cùng, sau nhiều ngày đấu tranh, vào tháng 3 vừa qua, ông Belliard đã quyết định bán trang trại của mình cho một nông dân trẻ. Hiện giờ, ông đã xem xét việc chuyển đổi nghề nghiệp nhưng việc rời bỏ cuộc sống nông trại thực sự không hề dễ dàng. 

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.