“Phải thay đổi thực sự về chất, bởi chúng tôi không có đường lùi“

Tái cơ cấu đã đem đến cho VNPT hình ảnh mới, không còn vẻ trì trệ, cũ kỹ.
Tái cơ cấu đã đem đến cho VNPT hình ảnh mới, không còn vẻ trì trệ, cũ kỹ.
(PLO) - Đó là lời chia sẻ của ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam với báo PLVN về dấu ấn lớn nhất năm 2015 của Tập đoàn.
Có thể nói, dấu ấn lớn nhất năm 2015 của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là đã cơ bản hoàn thành Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014-2015, vượt kế hoạch dự kiến 5 năm so với lộ trình ban đầu năm 2020 mới hoàn thành được tái cấu trúc. Trước thềm năm mới 2016, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã chia sẻ về giai đoạn quan trọng này của Tập đoàn.
Tái cơ cấu thành công hay không - không phải do chúng tôi tự nhận, mà do khách hàng đánh giá
* Sự ra đời và trưởng thành của VNPT có lịch sử 70 năm, gắn liền với chiều dài đất nước và sự phát triển của ngành bưu điện. Trong thời kỳ đổi mới, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) có đóng góp lớn, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận như danh hiệu Anh hùng Lao động. Trong năm 2015 vừa qua cũng là năm kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Với mốc “20 năm” này, công cuộc tái cấu trúc có thể được xem là quá trình đổi mới đánh dấu bước ngoặt của VNPT không, thưa ông?
- Đúng là sau 20 năm kể từ khi thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, sau này là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, VNPT lại thực hiện một cuộc thay đổi rất lớn. 
Nếu nhìn lại chặng đường 20 năm kể từ khi thành lập Tổng Công ty, thì có thể nói VNPT đã xây dựng hạ tầng viễn thông vững mạnh cho đất nước, là nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sau 20 năm, VNPT cũng đã bộc lộ nhiều dấu hiệu trì trệ. Từ nhà mạng có thị phần số 1, chiếm thị phần chủ đạo trong các dịch vụ then chốt, VNPT dần dần mất đi vị thế, thị phần giảm, đời sống người lao động có dấu hiệu đi xuống. Bên cạnh đó, từ vị trí gần như độc quyền, khi hội nhập, mở cửa, VNPT đã bộc lộ những điểm yếu khi đối mặt với sự cạnh tranh từ các thành phần kinh tế khác. 
Như vậy, bản chất của tái cơ cấu lần này chính là tự thân con người VNPT cảm thấy cần phải hành động để thay đổi. Khi mà vai trò chủ đạo của “quả đấm thép” trong phát triển hạ tầng giảm đi, mà bản chất dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin lại cạnh tranh mạnh mẽ và đòi hỏi sử dụng nguồn lực chất xám cao, nếu không thay đổi để nâng cao chính đời sống của người lao động thì Tập đoàn không thể nào phát triển được. Tự thân con người VNPT, các đồng chí lãnh đạo VNPT cảm thấy phải thay đổi. Thay đổi để phát triển. Do vậy quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ chính là dựa trên đề xuất của VNPT. 
* Nhận thức rằng tái cơ cấu là một hướng đi tất yếu trong phát triển, vậy, thời gian qua VNPT đã thực hiện tái cơ cấu với phương châm hành động như thế nào, thưa ông?
-  VNPT đã thực sự thực hiện tái cơ cấu rất mạnh mẽ. Chúng tôi tái cơ cấu không phải theo hướng hình thức, đối phó. VNPT thực sự tái cơ cấu hướng tới người thật việc thật, hướng tới khách hàng. VNPT không tự tuyên bố “chúng tôi tái cơ cấu thành công rồi”, mà thành công hay không nằm ở  sự nhìn nhận của khách hàng, của xã hội...
Tự thân VNPT thấy cần phải tiến hành đổi mới, và khi tự nhận thức cần phải làm thì chúng tôi phải làm quyết liệt, “máu lửa”, phải làm cho ra việc, cho đến nơi đến chốn, làm để phát triển, chứ không phải làm để hoàn thành quyết định của Chính phủ hay làm mang tính chất đối phó. Đây là tính cách mạng, sự quyết tâm của VNPT trong tái cơ cấu nhằm đưa VNPT lên tầm cao mới.
Không có công nghệ, ta chẳng có gì mà đàm phán
* Thưa ông, để thực hiện vai trò “quả đấm thép” của nền kinh tế và  giành lại vị trí trong ngành viễn thông, VNPT sẽ phát triển trong giai đoạn mới trên những trụ cột chính nào?
- Đầu tiên, VNPT sở hữu hạ tầng rất mạnh. Đây là lợi thế mà VNPT có được sau thời gian dài đầu tư và phát triển. Với hạ tầng mạnh này, VNPT mong muốn được tiếp tục đầu tư, chia sẻ hạ tầng, làm sao sử dụng tốt nhất hạ tầng đất nước đã đầu tư để tránh lãng phí, chồng chéo, bởi nếu như tập trung nguồn lực, các doanh nghiệp cùng phát triển dùng chung hạ tầng hiện đại thì sẽ tốt hơn việc mạnh ai nấy làm. Việc này, muốn thực hiện được, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan nhà nước. 
Trụ cột thứ hai là dịch vụ chủ lực. Hiện mũi nhọn của VNPT là di động và băng rộng cố định. Chúng tôi không đưa ra mục tiêu doanh thu số 1, thị phần số 1, tăng trưởng số 1, mà VNPT mong muốn năm 2016 trở thành nhà mạng được khách hàng đánh giá là nhà mạng có chất lượng mạng dịch vụ tốt nhất, nhà mạng có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Đây là đánh giá từ khách hàng chứ không phải từ góc độ chủ quan của nhà mạng. Vì thế, để đạt được, đòi hỏi nỗ lực lớn của toàn VNPT.
Trụ cột thứ ba, là sự chuyển dịch từ lĩnh vực viễn thông truyền thống sang công nghệ thông tin và giá trị gia tăng. Công nghệ thông tin là một thế mạnh của VNPT. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a về xây dựng Chính phủ điện tử. Với một thế mạnh hạ tầng băng rộng, siêu rộng tới xã, với với một đội ngũ kỹ thuật phủ tuyến huyện, xã, VNPT có được tiềm lực và với đội ngũ kỹ sư phần mềm đã sở hữu, quản lý và phát triển công nghệ thông tin của VNPT bao nhiêu năm qua đủ sức triển khai chuyển dịch sang Chính phủ điện tử tới tận chính quyền cấp xã,  người dân.
Ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên các dịch vụ truyền thống như myTV hoặc các dịch vụ giá trị gia tăng mang tính hàm lượng xã hội cao như giáo dục, y tế… Chúng tôi phát triển trên tinh thần hợp tác với các CP (nhà cung cấp nội dung số), nhưng vì khách hàng, chúng tôi sẽ quản lý rất chặt chẽ với CP. Từ cuối năm 2015, các CP khi triển khai dịch vụ không tốt, tự kích hoạt, tự trả tiền thì VNPT đã có biện pháp xử lý chặt chẽ, từ ngưng dịch vụ 1 tuần, 1 tháng tới hủy hợp đồng. Nếu việc ngưng dịch vụ ảnh hưởng tới khách hàng, chúng tôi sẵn sàng xin lỗi khách hành để hướng tới việc cung cấp dịch vụ đàng hoàng, còn hơn cung cấp cho khách hàng thứ dịch vụ mà khách hàng luôn phải kiểm soát túi tiền của mình xem có bị trừ oan hay không.
Trụ cột thứ tư là công nghệ công nghiệp. VNPT đã chuyển hướng sang phát triển công nghệ công nghiệp nghiệp đối với thiết bị đầu cuối. Hiện nay, đối với thiết bị đầu cuối cho băng rộng, VNPT sản xuất 100%. Qua thực tiễn, chúng tôi thấy rằng người Việt Nam đủ sức làm tất cả những việc khi chúng ta có đầu tư một cách nghiêm túc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị này. Vấn đề là phải đầu tư vào khoa học công nghệ, làm thế nào hỗ trợ cho phát triển. Sau này chúng ta còn hướng đầu tư ra quốc tế, VNPT mong muốn song song việc phát triển dịch vụ ra quốc tế, đi kèm là chuyển giao công nghệ cho đối tác, đảm bảo tính bền vững trong hợp tác.
* Nói đến trụ cột thứ tư - trụ cột mới, thì có một điểm là Việt Nam đang là điểm đến của các hãng công nghệ. Nhiều hãng đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tới đây có thể còn nhiều hơn nữa khi chúng ta gia nhập AEC và TPP… Mình có nghĩ đến hướng hợp tác với họ cung cấp thiết bị không khi mà công nghiệp hỗ trợ của mình kém mà nhu cầu của họ thì lớn?
- Trụ cột thứ tư này có hai ý. Thứ nhất là năng lực người Việt. Người Việt thực sự có năng lực, vấn đề là chúng ta có đầu tư nghiêm túc cho công nghệ hay không và có thực sự nghiêm túc mong muốn triển khai công nghệ hay không?
Trước đây, VNPT đầu tư cho khoa học công nghệ ít, nhưng năm vừa rồi chúng tôi trích quỹ đầu tư gấp 17 lần những năm trước để đầu tư cho khoa học công nghệ, nghiên cứu để phát triển sản phẩm, vì công nghiệp quan trọng nhất là  nghiên cứu ra sản phẩm đó. Mong muốn của VNPT đi theo hướng từ sản xuất thiết bị đầu cuối đi lên công nghệ lõi vì lõi là vấn đề không dễ làm. Cũng có ý kiến rằng xã hội có rồi mình làm nữa làm gì, nhưng nếu không có cái đơn giản để có nền tảng công nghệ thì đến bao giờ ta mới có thể làm được cái phức tạp hơn.
Còn vấn đề triển khai. Qua quá trình dài, khi chúng ta đòi hỏi sự hợp tác, nhưng nếu bàn về hợp tác thì chúng ta có “vốn” gì trong tay để đàm phán? Nếu không có gì thì mình không hợp tác được. Còn khi mình bước tới một bước, đạt tới đủ hàm lượng công nghệ thì mới có lực để đàm phán, mới nói chuyện chuyển giao công nghệ được.
Không thay đổi tư duy, khó tạo ra đột phá
* Để các tập đoàn nhà nước thực sự đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế, theo ông, Chính phủ cần tạo không gian cho các tập đoàn phát triển trong giai đoạn mới như nào?
- Tôi nghĩ nên thay đổi về tư duy quản trị tập đoàn nhà nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước theo quy định vẫn giữ vai trò mũi nhọn, nhưng hãy quản trị nó như quản trị tập đoàn kinh tế tư nhân. Các chỉ tiêu quản trị rõ ràng hơn, và chỉ quản lý dựa trên các tiêu chí đó. Ví dụ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phải bao nhiêu, tăng trưởng phải bao nhiêu, giống như đại hội cổ đông quyết định các chỉ tiêu ấy. Nhà nước chỉ quản trị mục tiêu và yêu cầu doanh nghiệp chấp hành quy định của pháp luật như các thành phần kinh tế khác, chứ không phải cái gì cũng quản chặt nhưng quan trọng nhất là mục tiêu, kết quả lại không quản. Dựa trên mục tiêu đó, doanh nghiệp tự xây dựng cơ chế vận hành và tuân thủ tất cả các quy định.
* Như vậy, cần có sự phá rào lề thói cũ, thưa ông?
- Phải thay đổi tư duy về quản lý quản trị. Tôi ủng hộ quan điểm, hiện nay chủ trương cổ phần hóa, nhưng nếu Nhà nước giữ cổ phần hơn 50% thì vẫn còn rất ràng buộc, khó tạo sự đột phá. Chẳng hạn, hiện nay tái cơ cấu doanh nghiệp đang quá quan tâm thoái vốn mà không đặt ra mục tiêu quản trị cho các doanh nghiệp này, dẫn đến tái cơ cấu xong rồi nhưng không thấy đột phá. 
*Xin cám ơn ông.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.