Ông chủ 8x và niềm đam mê làm giàu từ trứng gà thảo dược

Chàng kiến trúc sư chuyên ngành xây dựng Bùi Minh Anh với đàn gà đẻ trứng thảo dược 15 nghìn con.
Chàng kiến trúc sư chuyên ngành xây dựng Bùi Minh Anh với đàn gà đẻ trứng thảo dược 15 nghìn con.
(PLVN) -Mới có sản phẩm thương phẩm từ tháng 4/2020 song ông chủ 8x vốn đã rất thành công trong nghề gỗ không dấu nổi niềm vui khi hàng ngày thu “bạc lẻ” từ những quả trứng gà thảo dược, bới đây là hướng đi bền vững…

Khởi nghiệp từ đam mê

“Em vẫn làm gỗ đấy chứ! Nhưng bên gỗ ổn định rồi em tính làm một cái gì đó mang tính chất bền vững…”- Bùi Minh Anh, Giám đốc Công ty cổ phần Go Fresh Việt Nam, chia sẻ cơ duyên đến với ngành chăn nuôi - một ngành nghề xem ra chẳng liên quan gì đến gỗ…

Nhớ lại những lần sang Châu Phi, theo môi giới vào những cánh rừng mua gỗ nguyên liệu về Việt Nam, Minh Anh bảo có những chuyến thu được rất nhiều tiền, nhưng cũng có không ít lần phập phồng với đầy rẫy rủi ro, bất trắc, thậm chí bị sốt rét ở “đất khách, quê người”... “Chính những lần như vậy đã thôi thúc vợ chồng em tính để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh..." - Hồng Nhung, vợ của Bùi Minh Anh, chia sẻ.

“Thoạt đầu em muốn làm một cái gi đó liên quan đến sức khỏe, thiên về y học cổ truyền, sau hướng đến đồ ăn thực dưỡng, bởi xu hướng tiêu dùng hiện nay hữu cơ và an toàn. Hơn nữa, thế mạnh của Việt Nam mình là thảo dược thiên nhiên rất phong phú…” - chàng kiến trúc sư chuyên ngành xây dựng nói về cơ duyên chuyển hướng sang nghề chăn nuôi gà thảo dược.

Minh Anh bảo, nuôi gà công nghiệp không hiệu quả bởi gà công nghiệp sức đề kháng kém, thường phải sử dụng thuốc kháng sinh. Giống gà Mía - giống gà tiến vua nổi tiếng từ làng Đường Lâm xưa được đưa vào thử nghiệm.

Tuy nhiên, từ ý tưởng đến thực hiện là một khoảng cách dài về thời gian và tiền bạc. Suốt 2 năm ròng nuôi thử nghiệm, 2 vợ chông Minh Anh - Hồng Nhung không biết đã có bao nhiêu lứa gà thất bại, gà chưa kịp đẻ đã chết…

“Khó khăn ban đầu về nguồn thức ăn. Phối trộn như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng? Thời gian đầu cám không đạt chuẩn, gà còi cọc, không lớn. Khi bị bệnh không dùng kháng sinh khó trị. Những lứa đầu, gà chưa kịp đẻ đã chết…” - Minh Anh nhớ lại.

Vừa mày mò, vừa học hỏi, vừa đem cám đi xét nghiệm và qua nhiều lần chỉnh sửa, đến nay, theo ông chủ đàn gà 15 nghìn con, mặc dù “chưa đạt được như mong muốn nhưng cũng đang có khả thi...”

Không dấu nghề, ông chủ trang trại gà cho biết, tỷ lệ thảo dược chỉ khoảng 5% (trên 90% là cám) nhưng có đến 40- 50 loại thảo được khác nhau. Có 3 cách sử dụng thảo dược: Tăng sức đề kháng gồm tỏi, riềng, gừng, nghệ… trộn và thức ăn hàng ngày; Tăng hàm lượng dinh dưỡng gồm nhiều loại thảo dược như chùm ngây, đinh lăng…, chế nước uống hàng ngày, cân đối tùy theo thể trạng đàn gà và thời gian, thời tiết…; Thảo dược điều trị bệnh …

Gà đẻ trứng vàng…

Công nhân chia ca thu nhặt trứng hàng ngày.
Công nhân chia ca thu nhặt trứng hàng ngày.  

Bắt đầu từ tháng 4/2020, trứng gà thảo dược của Go Fresh Việt Nam bắt đầu bán ra thị trường với thương hiệu Trứng gà Mía thảo dược Saschi. Đây cũng là thời điểm xã hội cách ly bởi dịch Covid-19. “Đúng là có khó khăn, nhưng đây là cơ hội để trứng gà thảo dược tiếp cận kênh online mà đó mới là xu hướng bán hàng hiện nay…” - Minh Anh hồ hởi nói.

Tháng đầu tiên Go Fresh Việt Nam bán ra 5.000-6.000 quả trứng nhưng đến tháng 6 vừa rồi là 30.000 quả. Từ tháng 7 trở đi, tháng sau gấp đôi tháng trước về sản lượng. Dự tính đến tháng 12 “full” sản lượng với tổng 280.000 trứng/tháng và 9 tấn gà thịt/tháng (khoảng 6 nghìn con). Với giá bán 6.000 đồng/quả trứng và 190 nghìn đồng/kg gà thịt, khả năng thu hồi vốn 7 tỷ đồng bỏ ra trong tầm tay.

Chúng tôi có mặt tại trang trại gà 1 ha  tại thôn Mai Lĩnh, xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, Hà Nam khi nơi đây vẫn đang hoàn thiện các hạng mục văn phòng. Tuy nhiên trang trại gà ở đây đã mang dáng dấp của mô hình kinh doanh lớn khi DN tự chủ được chủ yếu nguồn nguyên liệu, có quy trình từ pha chế, phối trộn thức ăn, ấp, trại gà con, gà đẻ.. 

Theo quy trình, sau khi ấp nở, gà được nuôi 5 tháng, sau đó chuyển sang khu vực nuôi gà đẻ trứng với chế độ dinh dưỡng và thảo dược riêng. Gà đẻ được 3 tháng thì khai thác thịt và gối tiếp lứa gà sau.

Điều khá thú vị là trong trại gà rất thoáng mát, không hề có mùi do được chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh với thức ăn đầu vào là thực vật tự nhiên phối trộn thảo dược. Phân gà được ủ nuôi ruồi cánh đen quay lại làm thức ăn cho gà và bón đất trồng thảo dược. Trại gà được trang bị camera giám sát và gà được thư giãn bằng âm nhạc… 

Trứng gà thảo dược Saschi có màu sắc tốt, lòng đỏ to, màu vàng chanh.
Trứng gà thảo dược Saschi có màu sắc tốt, lòng đỏ to, màu vàng chanh. 

Mặc dù đã định hình được công thức và mô hình chăn nuôi, song  hàng tháng trứng gà thảo dược từ trang trại này vẫn được đem đi test dinh dưỡng để có chế độ chăn nuôi tốt nhất.

Khác với trứng gà ta thông thường, trứng gà thảo dược Saschi có màu sắc tốt, lòng đỏ to, màu vàng chanh. Trứng có vị rất thơm, ăn ngậy ngon. Đặc biệt, kết quả thử nghiệm tại Viện dinh dưỡng cho thấy hàm lượng Omega3 khá cao (97 mg/100g), đặc biệt hàm lượng Cholesterol 148mg/100g thấp hơn 3 lần so với trứng gà thông thường, hàm lượng protein dao động 13-14%mg/100g, tăng khoảng 3-3,5 mg/100g so với trứng gà thông thường… Trứng được diệt khuẩn bằng tia UV, vỏ trứng tự nhiên,…

Hiện sản phẩm trứng gà và gà thảo dược Saschi được giới thiệu tại của hàng tại La Khê (Hà Đông), tuy nhiên kênh bán hàng online vẫn là chủ yếu…

Mô hình nuôi gà thảo dược bước đầu đã khẳng định hướng phát triển bền vững của Go Fresh Việt Nam và  ông chủ 8x Minh Anh đang có kế hoạch mở rộng mô hình sản xuất sạch với lợn thảo dược… 

Đọc thêm

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…