Những dự án “rùa bò” siêu lãng phí ở Chân Mây

Những dự án “rùa bò” siêu lãng phí ở Chân Mây
(PLO) - Trong khi Nhà nước kêu gọi tiết kiệm chi để giảm lãng phí, mọi lĩnh vực phải “thắt lưng buộc bụng” thì vẫn tồn tại đó hàng trăm tỷ đồng bị lãng phí mỗi ngày từ những dự án chậm tiến độ, nằm rải rác trên khắp cả nước, tác động xấu tới đời sống kinh tế, xã hội.
Với nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, Khu kinh tế (KKT) Chân Mây – Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư vào lĩnh vực du lịch và hạ tầng khu công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những dự án đi vào làm ăn ổn định thì vẫn còn nhiều dự án chậm hoặc không triển khai.
Dự án du lịch thi công kiểu... rùa bò
Được thành lập vào năm 2006, KKT Chân Mây - Lăng Cô có diện tích 27.108ha, bao gồm địa bàn ba xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Sau 7 năm thành lập, KKT này đã thu hút 32 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 35.474 tỷ đồng, trong đó có 10 dự án FDI, với tổng nguồn vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng. Có thể nói đến thời điểm hiện nay, KKT này đang dẫn đầu các tỉnh ven biển miền Trung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, trong số các dự án du lịch nghỉ dưỡng nói trên chỉ có Khu du lịch Laguna Lăng Cô thuộc Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với tổng nguồn vốn đầu tư 875 triệu USD xây dựng xong giai đoạn một và đi vào hoạt động. Các dự án khác hầu như “án binh bất động”.
Điển hình nhất phải kể đến các dự án như Khu du lịch Bãi Chuối thuộc Tập đoàn Cattigara (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 102 triệu USD, diện tích thuê đất 100ha, khởi công năm 2009 nhưng đến nay mới chỉ làm xong một đoạn đường ngắn.
Dự án Khu du lịch Diana Resort của Cty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư và Thương mại Việt, tổng số vốn đăng ký 232 tỷ đồng, được cấp 20ha đất, khởi công năm 2007, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2010, nhưng cái mà dự án này làm được là “dọn sạch” cánh rừng phòng hộ và xây được 274 mét tường rào song nay cũng đã đổ sập.
Dự án Khu nghỉ dưỡng ven biển Lăng Cô của Cty TNHH Pegasus Fund 2- Việt Nam (nhóm Việt kiều Mỹ đầu tư) được cấp giấy phép năm 2006, trên diện tích 8,3ha với tổng số vốn đăng ký 4,8 triệu USD. Theo kế hoạch, dự án sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2010 nhưng hiện tại chỉ mới xây được hệ thống tường rào... Bên cạnh đó còn nhiều dự án như Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Lập An (Cty Cổ phần CIT), Khu biệt thự ven biển của Cty cổ phần Handico, Đảo Ngọc...
Hạ tầng khu công nghiệp cũng… “đóng băng”
Có tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, dự án hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan của Cty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn  -  Huế (SGH), thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - Saigon Invest Group (SGI) được xem là dự án duy nhất tại KKT Chân Mây – Lăng Cô đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khởi công năm 2009. Thế nhưng hơn 4 năm qua, chỉ dự án Khu phi thuế quan thi công dang dở, còn lại dự án hạ tầng gần như bất động.
Theo quy hoạch, dự án hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan  sẽ được phân thành 2 khu vực nằm trên địa bàn 2 xã Lộc Tiến và Lộc Vĩnh. Khu công nghiệp có diện tích 170,19ha. Khu phi thuế quan có diện tích 487,59ha, bao gồm diện tích xây dựng nhà máy, khu hành chính, thuế quan, quảng trường...
Dự án sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn, giai đoạn đầu có tổng vốn đầu tư 640 tỷ đồng, giai đoạn hai 639 tỷ đồng, khởi công vào năm 2009, dự kiến hoàn thành khoảng tháng 12/2014.
Theo dự kiến, Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan sau khi đi vào hoạt động sẽ là nơi tập trung của các hoạt động thương mại và các loại hình công nghiệp sạch, công nghệ cao. Dự án sẽ thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
Tiếc rằng, không như những gì cam kết của nhà đầu tư, dự án hạ tầng Khu công nghiệp sau hơn 4 năm cũng chỉ là bãi đất trống. Hơn 170ha  đất chỉ toàn cây hoang và cỏ dại.         
Cách đó chừng 3km là Khu phi thuế quan. Sau lễ khởi công, nhà đầu tư  triển khai xây dựng 7 nhà xưởng với diện tích hơn 25.000m2. Thế nhưng, từ cuối năm 2011 đến nay, dự án này không một bóng công nhân lai vãng. Hàng ngàn mét vuông nhà xưởng xây xong không che mái làm các thanh đà thép bị hoen gỉ, xuống cấp.
Đau lòng hơn, cơn bão số 11 vừa qua tràn vào đã làm bay mái tôn nhà xưởng số 7, số 8, xô nghiêng nhà xưởng số 2 và làm đổ sập hoàn toàn nhà xưởng số 5. Nhìn số tài sản tiền tỷ nay trở thành đống sắt vụn, nhiều người dân khi đi ngang qua khu vực này không khỏi xót xa.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như khó khăn chung về vốn hiện nay đã tác động đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Nhưng trong số các dự án “trùm mền” tại KKT Chân Mây - Lăng Cô có thể nhận thấy nhiều nhà đầu tư, không hẳn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, mà thực sự là họ không đủ năng lực để thực hiện dự án và có dấu hiệu găm đất để trục lợi, chờ thời cơ chuyển nhượng cho các đối tác khác, cũng không loại trừ choán đất để… xí phần.
Việc này khiến cho những doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư thật sự mất nhiều cơ hội, hàng vạn lao động bị thu hồi đất rơi vào cảnh không có việc làm.

Đọc thêm

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…