Nhìn lại 3 năm qua, VNPT có gì thay đổi?

Làm thế nào để thoái vốn vừa đảm bảo hiệu quả vừa không làm thất thoát  của nhà nước tại VNPT?
Làm thế nào để thoái vốn vừa đảm bảo hiệu quả vừa không làm thất thoát của nhà nước tại VNPT?
(PLO) - Dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng kết quả 3 năm liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận 25% cho thấy, tái cơ cấu đúng hướng của VNPT đang mang đến những thay đổi đáng mừng về chất. 

Doanh thu tăng trưởng 25%/năm 

Theo Công bố thông tin kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 3 năm gần nhất của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), giai đoạn 3 năm (2014 – 2016), tổng lợi nhuận hợp nhất Tập đoàn đạt 10.220 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 154.876 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm. Nộp ngân sách nhà nước là 11.208 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2014 – 2016, VNPT đã tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển cho năng lực mạng lưới và dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin với dung lượng lớn, công nghệ hiện đại, dịch vụ phong phú, chất lượng cao đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Các chương trình, lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch, cấu trúc mạng viễn thông đã được tối ưu, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nhằm tập trung đầu tư phát triển các dịch vụ có hiệu quả cao. Các dự án đầu tư được kiểm soát chặt chẽ (từ khâu chấp thuận chủ trương) đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu về quy hoạch mạng lưới và định hướng phát triển của Tập đoàn. 

Có thể nói, 3 năm vừa rồi là giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của VNPT, bởi đây là khoảng thời gian đầu tiên VNPT thực hiện tái cấu trúc theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014 – 2015. Trong thời gian này, VNPT chuyển giao Công ty Thông tin di động (MobiFone), Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bưu điện Trung ương về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, bàn giao 2 trường trung học BCVT&CNTT cho UBND các tỉnh.

Sau khi thành lập 3 tổng công ty (TCty) trực thuộc là các TCty: Hạ tầng mạng VNPT-Net, Dịch vụ viễn thông (VNPT-Vinaphone), Truyền thông (VNPT-Media), VNPT tiếp tục thực hiện cấu trúc bộ phận quản lý, điều hành của VNPT với việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị tham  mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc VNPT. Kết thúc năm 2015, VNPT hoàn thành công tác tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo đúng các nội dung quy định tại Quyết định số 888/QĐ-TTg.

Song song với việc sắp xếp lại cấu trúc tinh gọn hơn, phân rõ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, sau 2 năm tái cơ cấu, VNPT đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tăng trưởng, từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang phát triển, cung cấp các sản phẩm dịch vụ VT-CNTT. Sự chuyển dịch đó bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực, các giải pháp CNTT của VNPT đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Trong 3 năm qua, Tập đoàn VNPT cũng đã làm được những điều tưởng như không thể: từ những sản phẩm CNTT còn khiêm tốn đến nay đã triển khai VNPT - HIS, VnEdu, đã ký kết hợp tác về VT-CNTT với 51/63 UBND tỉnh, thành phố để triển khai các sản phẩm chính phủ điện tử (iOffice, iGate…). Tính tới thời điểm này, VNPT đã tham gia sâu rộng vào việc ứng dụng CNTT trong an sinh xã hội và phục vụ chính quyền điện tử trên toàn quốc, có mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương. Mới đây nhất, VNPT tiếp tục đi đầu trong việc xây dựng thành phố thông minh (Smartcity) tại Việt Nam khi chính thức được lựa chọn trở thành đối tác triển khai xây dựng Smartcity tại một số tỉnh/thành như TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang (Phú Quốc), Tiền Giang, Lâm Đồng, Đắk Lắk…

Đây chính là những bước đi cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu phát triển của VNPT là sẽ tập trung chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống thành nhà cung cấp giải pháp dịch vụ ICT.

Thị trường chứng khoán trầm lắng, thoái vốn còn khó

Trong khi VNPT và các đơn vị trực thuộc nỗ lực vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giao, vừa hoàn thành công tác tái cơ cấu, thì một trong những khó khăn mà doanh nghiệp này đang phải đối mặt là công tác thoái vốn ở những công ty cổ phần mà VNPT có góp vốn nhưng không nắm cổ phần chi phối.

Theo đó, đơn vị này thừa nhận, sự trầm lắng của thị trường chứng khoán, tính thanh khoản thấp, thiếu nhà đầu tư quan tâm làm ảnh hướng đến công tác thoái vốn của VNPT theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cách đây chưa lâu, trong một Hội nghị giao ban quản lý nhà nước của Bộ TT&TT quý I/2017, ông Phạm Đức Long - Tổng giám đốc VNPT - cho biết, trong tháng 3, VNPT đã tổ chức đấu giá công khai để thực hiện thoái vốn tại 8 danh mục đều không thành công vì không có nhà đầu tư quan tâm, trong số 8 danh mục này có 7 công ty thuộc khối xây lắp và Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank).

Tính đến cuối năm 2016, VNPT đã thực hiện thoái vốn toàn bộ được 15 danh mục; giá trị vốn đầu tư trên sổ sách đã thoái xấp xỉ 31% tổng giá trị vốn đầu tư trên sổ sách phải thoái vốn (602 tỷ đồng/2.002 tỷ đồng). Tổng giá trị thu về là 1.044 tỷ đồng, bằng 174% so với giá trị vốn đầu tư trên sổ sách của VNPT. 

VNPT đang tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 16 danh mục theo phương thức tích tụ, thực hiện thoái vốn tại 36 danh mục theo phương thức thoái vốn trực tiếp (khớp lệnh, thỏa thuận, đấu giá, sáp nhập, giải thể). Tuy nhiên, việc triển khai tại các đơn vị này khá khó khăn, VNPT đã thực hiện thủ tục công bố bán cổ phần nhiều lần nhưng chưa có nhà đầu tư nào quan tâm. Việc thoái vốn không thành công tại nhiều đơn vị nhất là các đơn vị nhỏ thuộc khối xây lắp là một trong những việc chưa hoàn thành khi triển khai Đề án tái cơ cấu VNPT được thực hiện trong hơn 2 năm qua.

Trong bối cảnh thị trường còn khó khăn, việc thoái vốn theo đề án đã được phê duyệt phải thực hiện với yêu cầu đảm bảo hiệu quả việc thoái vốn, không làm thất thoát vốn nhà nước. Đây là một bài toán khó mà VNPT nhất định phải tìm được hướng giải trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.