“Ngược dòng” giữa dịch Covid-19: Bài 1 - Doanh nghiệp bền vững với hạt macca

Giám đốc Nguyễn Thanh Huyền (bên phải) tại một hội chợ giới thiệu hàng nông sản.
Giám đốc Nguyễn Thanh Huyền (bên phải) tại một hội chợ giới thiệu hàng nông sản.
(PLVN) - Covid-19 đã làm cho cả thế giới chao đảo. Kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động mạnh bởi “bão dịch”. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn nhất, không ít doanh nghiệp, doanh nhân đã biến nguy nan thành cơ hội, tìm được lối thoát cho chính mình và lan tỏa cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp.

Nguyên liệu thiếu, phải tranh chấp sản phẩm đầu vào bằng giá cả khiến cho chiến lược xây dựng chuỗi macca bền vững của đôi vợ chồng từng là những du học sinh từ Úc trở về, gặp nhiều thách thức. Nhưng khi dịch Covid ập tới, chuyện làm ăn của họ bỗng dưng... thuận lợi.

Kinh doanh bền vững 

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc Marketing của Công ty TNHH Hoàng Anh Macca (HAM) trong một buổi trưng bày những thành tựu về phát triển thương mại miền núi, hải đảo do Bộ Công Thương tổ chức. Để có thể lọt được vào danh sách trưng bày ở đây, HAM đã “xới tung” những địa bàn khó khăn của vùng đất Lâm Đồng như Lâm Hà, Di Linh… để cùng bà con nông dân nâng cao giá trị của cây macca.  

Chia sẻ về cơ duyên “bén” loại cây này, Huyền cho biết, vợ chồng cô đều đi du học ở Úc, và biết đến loại cây có giá trị này từ đất nước của những con chuột túi. Về Việt Nam, hai vợ chồng bắt tay ngay vào tìm hiểu và chọn vùng đất cao nguyên này làm điểm khởi nghiệp. Cuối năm 2016, HAM mới xây dựng nhà máy chế biến đầu tiên tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 

Với mong muốn xây dựng chuỗi macca bền vững, HAM đã ngay lập tức đặt các máy móc sơ chế ngay tại các điểm thu mua; Cùng một quy trình khép kín từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, sản phẩm của HAM đã đạt được những chỉ tiêu an toàn và dinh dưỡng, đáp ứng đủ yêu cầu xuất khẩu tới các thị trường khó tính nhất như EU, Mỹ, Nhật, Úc... 

Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp khác, HAM cũng gặp phải vấn đề thu mua nguyên liệu đầu vào khi bà con nông dân “gặp hời là bán”. Huyền cho biết, công ty của cô đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho bà con ở mức giá ổn định. Thậm chí, HAM mang theo máy xay xát đến tận vườn thu mua để bà con yên tâm. Nhưng những nỗ lực gây dựng uy tín để dần xây dựng chuỗi macca bền vững của HAM gặp phải khó khăn khi vướng đội thương lái, luôn “len lỏi” vào từng vườn để trả giá cao hơn khiến cho công ty vừa không mua được nguyên liệu đầu vào vừa làm giá cả thị trường macca không ổn định.

Cơ hội sắp xếp lại nguồn nguyên liệu

Nữ Giám đốc Nguyễn Thanh Huyền cho biết, công ty của cô từng có những lần “đứng như trời trồng” vì đã đánh xe tải xuống mua nguyên liệu theo lịch hẹn, nhưng bị bà con nông dân cho “leo cây” chỉ vì có thương lái khác trả giá cao hơn, chỉ 500 đồng/kg. Thậm chí, có lần dù đến đúng giờ hẹn để thu mua nhưng HAM vẫn bị “hớt tay trên” vì đội thu gom nhỏ lẻ đã đến sớm hơn 15 phút và tất nhiên, trả giá cao hơn. 

Vẫn kiên định với chiến lược kinh doanh bền vững, doanh nghiệp này vẫn gắn kết với bà con nông dân, với vùng nguyên liệu trên cao nguyên ngay cả khi dịch Covid xuất hiện, tình hình kinh tế khó khăn, khách du lịch không có, macca bán ngoài chợ ế ẩm... Có thể nói đây là thời điểm không chỉ khó khăn với doanh nghiệp mà với cả bà con nông dân, vì đội ngũ thương lái mua gom hàng trước đây của bà con giờ không còn thị trường tiêu thụ. Trong khi, ngoài vườn, quả macca vẫn chín, nếu không được thu mua, xử lý sẽ ra dầu, chất lượng sản phẩm sẽ biến đổi... 

Đúng lúc này, HAM đã xuất hiện, thương lượng với bà con, với cam kết sẵn sàng bao tiêu sản phẩm giá hợp lý để đôi bên cùng có lợi, chứ không ép giá bà con như thương lái. Thị trường đầu ra dù có một thời gian ế ẩm vì dịch bệnh Covid nhưng HAM vẫn kiên trì bám trụ đồng đất, vườn cây, hỗ trợ nông dân thu mua hết sản phẩm. 

Đại diện của HAM cho hay, gom hàng của bà con xong, lại phải lo tìm cách bảo quản sản phẩm ở các kho đông lạnh, có lúc lên tới vài chục tấn quả nhưng công ty vẫn tiếp tục đến từng vườn hái quả để giữ được chất lượng tốt nhất cho nông dân. Được biết, những tháng Covid xuất hiện là khoảng thời gian HAM thong thả thu mua và thực hiện công tác “dân vận” để bà con đồng thuận, cùng công ty xây dựng chuỗi macca bền vững.

Giám đốc Huyền cho biết thêm, mỗi lần đi thu mua, công ty đều cử thêm người xuống vườn phân tích cho bà con hiểu cái lợi khi làm ăn lâu bền và có chữ tín giữa đôi bên. Thậm chí, cô không ngần ngại chia sẻ, nếu HAM cũng làm như đội thu gom nhỏ lẻ, sẽ ép giá bà con trong mùa Covid. Nhưng HAM không làm như vậy, chấp nhận giảm lãi để giữ giá thu mua tốt nhất để bà con tin tưởng vào con đường xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị tốt nhất cho cây macca. “Lúc nào, chúng tôi cũng muốn chia sẻ, đồng hành cùng bà con nông dân!” - Huyền tâm sự. 

Thế nên, HAM đang tính đến chuyện hợp tác vùng trồng với bà con bằng cách kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tiếp tục hỗ trợ nông dân trồng thêm 150.000 cây giống, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu nhằm đạt sản lượng đến 1.500 tấn/năm.

“Trong cái rủi (dịch bệnh - PV) lại có cái may” - Huyền chia sẻ và cho biết, cô không ngần ngại khẳng định, Covid chính là cơ hội cho HAM sắp xếp lại thị trường thu mua và yên tâm hơn khi có thể “cầm trịch” được nguồn nguyên liệu đầu vào, để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu dài hơi hơn. “Trước đây, sản phẩm không đủ cung cấp cho thị trường trong nước nên chúng tôi chưa nghĩ đến chuyện xuất khẩu, nhưng nhờ dịch Covid, chúng tôi đã có đủ lượng hàng để tính tới chuyện xuất khẩu, yên tâm cùng bà con xây dựng và phát triển chuỗi macca bền vững trong tương lai”- Giám đốc HAM khẳng định. 

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.