Ngành công nghiệp bắt đầu đà hồi phục

Nhóm ngành công nghiệp đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Nhóm ngành công nghiệp đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại.
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại nhưng vẫn cần rất nhiều sự hỗ trợ chính sách từ Chính phủ để DN có thể nắm cơ hội tiến vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Dấu hiệu khởi sắc 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, 9 tháng qua, sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, sản xuất công nghiệp tháng 9/2020 bắt đầu khởi sắc, mở ra hy vọng sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm.

Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp trong 9 tháng qua của Bộ Công Thương cho thấy, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nên sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp so với cùng kỳ các năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 9,6% của cùng kỳ năm 2019 và là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Trong đó, các mức sụt giảm cao nhất thuộc về ngành chế biến, chế tạo - vốn luôn được coi là điểm sáng trong tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 10 năm gần đây; Ngành sản xuất và phân phối điện cũng ở vào tình trạng giảm trầm trọng khi trước đây luôn tăng trưởng 2 con số thì 9 tháng qua chỉ tăng 2,8%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như khai thác quặng kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản phẩm thuốc lá; giấy và sản phẩm; hóa chất và sản phẩm hóa chất; khai thác than cứng và than non. Một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng giảm so với cùng kỳ năm trước như sản xuất xe có động cơ; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; mô tô, xe máy; đồ uống; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; trang phục; da và các sản phẩm có liên quan...

Tuy nhiên, bước vào tháng 9, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2020 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu sự khởi sắc trở lại của ngành công nghiệp (dù tính chung 9 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm mạnh so với cùng kỳ). Trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế... 

Đáng chú ý, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng đạt 75,6% (cùng kỳ năm trước là 72,1%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao như dệt 119,3%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 108,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 104%; sản xuất chế biến thực phẩm 96,5%; sản xuất xe có động cơ 91,9%.

Chuỗi nguồn cung ổn định trở lại

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành điện tử, dệt may, da giày là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sau quý I năm nay, khi dịch bệnh dần được khống chế, nguồn cung đã được phục hồi. Đến nay, chuỗi nguồn cung đã gần  trở lại như cũ. 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Chính phủ một số nội dung tháo gỡ khó khăn sau đại dịch về nguồn tiêu thụ sản phẩm như: Kế hoạch hạn chế tác động của các yếu tố quốc tế; Bổ sung thêm chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng chiến lược phát triển cho các ngành như dệt may, gạo, da giày nhằm đáp ứng nguồn cung để trình Chính phủ ban hành trong năm 2020... 

Cùng với đó, Lãnh đạo Bộ cũng đã trực tiếp điện đàm với các cơ quan, DN của nước ngoài nhằm tránh tình trạng đứt gãy kết nối với DN, giúp duy trì và tìm kiếm nguồn cung mới với các đối tác mới, thị trường mới. Về thuế, phí, Bộ cũng đã kiến nghị với Chính phủ các chính sách tháo gỡ khó khăn trong thời điểm dịch bệnh, lùi thời hạn thuế tiêu thụ đặc biệt…

Ngoài ra, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, trước mắt, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nói chung, sản xuất công nghiệp nói riêng, Bộ đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tập trung bám sát diễn biến, tình hình để hỗ trợ tối đa cho các mặt hàng công nghiệp sớm ổn định trở lại. Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo các vụ chức năng đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường thay thế cho nhóm hàng dệt may, trước mắt tập trung vào thị trường trong nước. 

Với các DN FDI trong lĩnh vực điện tử, Bộ đã có các cuộc làm việc nhằm tăng cường hơn nữa sự kết nối giữa các DN này với DN trong nước để có thể bước đầu tiếp cận công nghệ sản xuất, tham gia cung ứng nguyên phụ liệu và dần trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng, nhất là trong điều kiện các DN FDI đang giảm dần sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ một quốc gia. Đại diện Bộ cũng khẳng định Bộ sẽ tập trung rà soát và tháo gỡ khó khăn kịp thời cho các ngành sản phẩm, dự án sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Đọc thêm

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.