Năm 2021: Sẽ có bộ tiêu chí mới đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp Nhà nước?

Sẽ có tiêu chí mới đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhà nước. Ảnh minh họa
Sẽ có tiêu chí mới đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhà nước. Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc xây dựng thí điểm bộ chỉ tiêu định tính và định lượng mới trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc, nhằm đánh giá lại hiệu quả hoạt động của Khối doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 

Trước đó, tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp (DN).    

Hạn chế của “thước đo” cũ

Hiện nay, việc thực hiện đánh giá hoạt động DNNN và người quản lý DNNN đang được thực hiện căn cứ theo các quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại DN, Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước tại DN, Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN.

Về đánh giá hoạt động của DNNN và người quản lý DNNN, theo Bộ KH&ĐT, các quy định pháp lý hiện hành đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của một DNNN dựa trên một số tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính và tiêu chí thực hiện nhiệm vụ xã hội (để phản ánh đóng góp của DNNN đối với xã hội).  

Đối với tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý DN cũng được cho là đang tập trung vào hiệu quả quản lý khi chỉ dựa trên một số tiêu chí như: Mức độ hoàn thành chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; kết quả xếp loại DN, mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với DN cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích). 

Đối với công ty TNHH MTV do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ và người quản lý tại công ty TNHH MTV do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ  DN, Hội đồng thành viên công ty mẹ căn cứ tiêu chí đánh giá phân loại DN và tiêu chí đánh giá người quản lý DN nêu trên để thực hiện đánh giá, xếp loại DN và người quản lý. 

Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại DN năm 2019 đối với 331 DNNN trên cả nước của Bộ Tài chính cho thấy, trong 53 DNNN thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chỉ có 31 DN được các cơ quan đại diện chủ sở hữu xếp loại DN, đạt tỷ lệ 58,49%. Theo đó, có 25 DN xếp loại A (chiếm 47,17% tổng số DN được xếp loại), 1 DN xếp loại B (chiếm 1,9%), 5 DN xếp loại C (chiếm 9,43%). Trong khi, có 188 DN trong tổng số 278 DN thuộc UBND các tỉnh được cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định xếp loại. Theo đó, có 118 DN xếp loại A, 47 DN xếp loại B và 23 DN xếp loại C.   

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, việc đánh giá theo tiêu chí hiện hành còn nhiều tồn tại, hạn chế. Thứ nhất, hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động DNNN quá tập trung vào các chỉ tiêu tài chính hơn là khả năng lãnh đạo của người quản lý DNNN và kết quả quản lý chung. Do đó, Chính phủ khó xác định được các DNNN đang gặp khó khăn hoặc xác định người quản lý DN không đủ năng lực ngay cả khi kết quả đánh giá cho thấy các DN đang hoạt động kém hiệu quả. 

Thứ hai, kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN chưa gắn kết chặt chẽ với khen thưởng và thăng tiến. Mức thưởng cố định cho tất cả các DNNN được xếp cùng loại chưa thật sự tạo động lực để người quản lý DN phát huy tối đa khả năng để điều hành quản lý DNNN một cách tốt nhất. Ngoài ra, thu nhập chính thức của người quản lý DN ở các DNNN nhìn chung thấp hơn so với thu nhập của người quản lý DNNN tại khu vực tư nhân và FDI so sánh theo cùng quy mô DN. 

Thứ ba, việc thực hiện hệ thống đánh giá kết quả bên ngoài đối với các DNNN đã cho thấy bản chất của việc đánh giá bên trong là chưa có ý nghĩa đối với cải thiện chất lượng quản lý. Báo cáo đánh giá do các cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện và báo cáo cuối cùng do Bộ Tài chính tổng hợp đều dựa chủ yếu vào báo cáo tự đánh giá và xếp loại của các DNNN. Không có một cơ quan độc lập tham gia vào quy trình này nên chất lượng của báo cáo đánh giá phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và độ tin cậy của các báo cáo tự đánh giá của chính DNNN. Kết quả là, việc phân loại không phản ánh chính xác thực trạng hiện nay của các DNNN. 

Thứ tư, thời gian đánh giá thường tiến hành vào tháng 6 của năm sau khi kiểm toán độc lập được hoàn thành. Tuy nhiên, báo cáo cuối cùng do Bộ Tài chính tổng hợp thường được công bố vào cuối năm sau đó. Quy định này khiến cho Chính phủ không kịp thời phát hiện những sai phạm và đưa ra các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. 

Thứ năm, các tiêu chí đánh giá hoạt động của DNNN chưa được quy định cụ thể để xử lý sự khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN đặc thù trong hoạt động hoặc DNNN được giao thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội. Do vậy, một số DN không có cơ sở pháp lý để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại DN hằng năm phù hợp với thực tiễn và đặc điểm hoạt động của DN. 

Tư nhân được tham gia đánh giá “sức khỏe” DNNN?

Đáng chú ý, trong Dự thảo Đề án xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN vừa được Bộ KH&ĐT gửi tới các bộ, ngành địa phương để lấy ý kiến, Bộ KH&ĐT đề xuất xây dựng thí điểm bộ tiêu chí định tính và định lượng nhằm thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc.

Theo đó, sẽ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng DN bao gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng (các tiêu chí này đã bao gồm đặc thù của từng DNNN theo loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động); tiếp đó là thành lập Hội đồng đánh giá và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá để đảm bảo kết quả đánh giá mang tính khách quan, minh bạch, hiệu quả.

 “Hội đồng đánh giá do Thủ tướng Chính phủ thành lập bao gồm thành viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước và thành viên đến từ khu vực tư nhân. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và các cơ quan triển khai các hoạt động của Hội đồng” - đề xuất của Bộ KH&ĐT. 

Ngoài việc thí điểm đối với các tập đoàn, tổng công ty, các DNNN còn lại tiếp tục thực hiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo các quy định hiện hành. Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu các hạn chế, tồn tại trong thực hiện đánh giá DNNN và kinh nghiệm quốc tế để rà soát, điều chỉnh quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP theo hướng quy định các tiêu chí phù hợp hơn, gắn kết quả đánh giá với các chế độ khen thưởng, khuyến khích người quản lý DN. 

“Trường hợp Chính phủ chọn phương án này, Bộ KH&ĐT sẽ là cơ quan được giao triển khai xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2021 về thí điểm xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 9 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN để làm cơ sở triển khai thí điểm thực hiện từ năm 2022” - theo Bộ KH&ĐT. .  

Đọc thêm

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai
(PLVN) - Sáng ngày 26/11 tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của các tỉnh phía Bắc. Dự và chủ trì hội nghị có ông Hoàng Trung  - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đang triển khai 7 mô hình thí điểm. (Ảnh: Nhật Hạ)
(PLVN) - Tại TP Cần Thơ, Hiệp Hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam vừa tổ chức Diễn đàn Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

Chung tay đồng hành với phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số

Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả cho tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tế đã và đang cho thấy, chuyển đổi số là một trong những trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững, đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Kỳ vọng đột phá trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhiều đề xuất mới đáng chú ý tại Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh minh họa/Nguồn:chinhphu.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt là dự thảo Luật) đang được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8. Tại cuộc thảo luận tại tổ cuối tuần qua, nhiều ý kiến thống nhất với quan điểm khi nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì phần vốn này là của doanh nghiệp, không phải vốn nhà nước.