Một doanh nghiệp phản ánh liên tục bị “khủng bố” chất bẩn

Vệt sơn còn dính trên tường, cửa nhà bà Hạnh trong hai lần bị “khủng bố” chất bẩn
Vệt sơn còn dính trên tường, cửa nhà bà Hạnh trong hai lần bị “khủng bố” chất bẩn
(PLO) -Bà Trần Thị Hạnh (ngụ quận 1, TP. HCM) phản ánh cửa hàng của bà liên tiếp bị một số đối tượng lạ mặt ném sơn, chất bẩn. Ngoài ra, một nhóm người tự xưng là công ty đòi nợ thuê đến ngồi lỳ, đuổi khách làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bà. Bà cho rằng sự việc do mâu thuẫn trong việc thanh toán một hợp đồng mua bán hàng trang trí nội thất giữa bà Hạnh và ông Trương Đình Duy (ngụ quận 10, TP. HCM).

Thương vụ “đứt gánh”

Theo tài liệu và lời kể của bà Hạnh, từ môi giới của người quen biết, ngày 10/10/2015, Công ty CP Vạn Hùng Hạnh (của gia đình bà Hạnh) ký hợp đồng mua bán với ông Duy một lô hàng đèn, vật dụng trang trí nội thất gồm 267 thùng có bảng kê, phiếu xuất kho và còn nguyên đai, nguyên kiện. Lô hàng trên trị giá 2 tỷ đồng. Công ty của bà Hạnh là bên bán.

Lô hàng sẽ được Công ty Vạn Hùng Hạnh chuyển đến kho của ông Duy tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Hình thức thanh toán là trả trước 1 tỷ đồng. Số tiền còn lại ông Duy sẽ thanh toán trong vòng 6 tháng.

Trong thời gian 6 tháng, nếu phía công ty Vạn Hùng Hạnh thay đổi, không bán hàng cho ông Duy thì phải hoàn trả số tiền 1 tỷ đồng đã thanh toán trước đó và chịu lãi suất 3%/tháng. Điều kiện là giao tiền trước sau đó mới giao hàng. 

Trong thời gian ông Duy chưa thanh toán đủ số tiền 1 tỷ đồng còn lại cho công ty Vạn Hùng Hạnh, ông Duy cam kết hàng sẽ để tại kho ở phường Hiệp Bình Chánh và không được sang nhượng lô hàng cho người khác nếu chưa có sự đồng ý của bên bán.

Bà Hạnh trình bày: “Hợp đồng chưa được 3 tháng thì ông Duy cho rằng hàng mất giá, không bán được nên yêu cầu chuyển sang hợp đồng cầm cố. Tôi không đồng ý vì vẫn còn trong thời hạn trả tiền. Trong thời hạn 6 tháng, phía ông Duy không thanh toán số tiền còn lại cho chúng tôi dù tôi nhiều lần liên lạc, yêu cầu thanh toán”.

Bà Hạnh cho biết sau đó, ngày 5/5/2016, bà nhận được một thỏa thuận cầm cố hàng hóa và một hợp đồng thanh lý từ phía ông Duy. Nội dung thỏa thuận cầm cố là cầm cố lô hàng 267 thùng mà trước đó đã ký hợp đồng mua bán. Số tiền cầm cố là 1 tỷ đồng. Lãi suất là 3%/tháng với thời hạn là 2 tháng. Còn nội dung hợp đồng thanh lý là thanh lý hợp đồng mua bán ngày 10/10/2015. 

Tuy nhiên, bà Hạnh cho rằng trong hợp đồng này có điểm bất thường là thời gian thực hiện trong đúng ngày 5/5/2016. Trong khi đó, bà Hạnh cho biết mình cần thời gian kiểm kê số hàng trong kho mà ông Duy gửi đi lưu trữ còn đúng số lượng, niêm phong hay không?

Cả hai văn bản trên bà Hạnh cung cấp chỉ có chữ ký của phía Công ty Vạn Hùng Hạnh, không có chữ ký phía ông Duy. Vì thế bà Hạnh cho rằng hai văn bản trên không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, bà Hạnh cho biết: “Trên thực tế, trước khi ký hợp đồng cầm cố ngày 5/5/2016, tôi cho người đến kho tại phường Hiệp Bình Chánh thì được biết lô hàng của tôi biến mất từ lâu, không còn lưu giữ ở đây. Tôi không rõ ông Duy bán hay di chuyển đi đâu nhưng chưa từng thông báo cho tôi biết về sự biến mất của lô hàng. Hợp đồng thanh lý hàng hóa có hiệu lực khi có biên nhận giao hàng, hóa đơn xuất lô hàng khỏi kho”.

Hàng biến mất, phía ông Duy không trả lại cho bà Hạnh nhưng đòi lại số tiền 1 tỷ đồng. Bà Hạnh cho rằng phía ông Duy “chuyên lật lọng, thỏa thuận xong lại thay đổi” nên bà không liên lạc nữa. Một phần do gia đình bà có nhiều chuyện, bà đau ốm liên tục nên chưa xử lý được việc mua bán còn khúc mắc với ông Duy.

Hợp đồng mua bán giữa công ty của gia đình bà Hạnh và ông Duy
Hợp đồng mua bán giữa công ty của gia đình bà Hạnh và ông Duy

Chưa trả hàng đã đòi tiền?

Đến nay, bà Hạnh cho biết không có tin tức gì về số hàng trên và khẳng định mình chưa nhận được hàng. Tuy nhiên, đầu tháng 11 vừa qua, bà Hạnh nhận được thông báo của một công ty đòi nợ thuê trên địa bàn TP. HCM về việc thanh toán 1 tỷ đồng “nợ” cho ông Duy. 

Bà Hạnh nói: “Chúng tôi không hề nợ ông Duy, đây là hợp đồng mua bán, ông Duy không muốn tiến hành thì trả lại hàng và chúng tôi sẽ trả tiền, đồng thời trả lãi nếu như thỏa thuận được. Đằng này, ông Duy chưa trả hàng, chưa cho biết lô hàng của chúng tôi hiện nay đang ở đâu, tình trạng thế nào, nhưng đi đòi tiền”.

Sau khi có giấy thông báo 2 ngày, bà Hạnh cho rằng công ty đòi nợ thuê trên cho người đến gây áp lực, dùng thủ đoạn làm ảnh hưởng đến gia đình bà. Bà kể: “Ngày 14/11, một nhóm người thanh niên lực lưỡng đậu xe trước cửa hàng nhà tôi, một số người ngồi bên ngoài, còn hai người vào ngồi ngay quầy hàng. Họ bảo là người của công ty đòi nợ đến lấy tiền. Tôi giải thích, yêu cầu họ xem xét lại sự việc nhưng họ không nghe.

Ngoài ra, họ không hề xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, thẻ nhân viên của công ty đòi nợ. Vì thế, tôi mới nhờ công an can thiệp”. Theo đó, bà Hạnh cho biết tại trụ sở công an có 1 trong số 3 người trình được thẻ nhân viên, giấy tờ, hai người còn lại không có.

Những ngày sau, nhóm người này tiếp tục đến gây áp lực, thậm chí khách đến mua hàng bị những người này đuổi ra ngoài với lý do “công ty này đang nợ tiền, bị kiểm soát”. Một số khách hàng quen của bà Hạnh cự cãi dẫn đến mâu thuẫn, suýt đánh nhau với nhóm người trên. Công an phường và quận 1 đã phải can thiệp.

“Nguyên một tuần, họ đến liên tục. Những ngày sau đó, khi có sự can thiệp của công an, nhóm người này không vào cửa hàng nữa nhưng bắt ghế ngồi bên ngoài và ngăn cản khách mua hàng. Tôi có văn bản gửi đến công ty đòi nợ thuê để xác minh những người trên có phải nhân viên của họ không hay là mạo danh nhưng chưa nhận được trả lời”, bà Hạnh nói.

Tiếp đến vào khoảng 20h45, ngày 23/11, có ba thanh niên đi trên một xe máy chạy đến, ném hai bịch sơn trộn mắm, chất bẩn vào cửa hàng của bà Hạnh. “Tôi không biết ba thanh niên trên là ai và lúc đó trời tối, không nhận rõ được. Mùi khó chịu  vương khắp nhà, đồ đạc, hàng hóa có giá trị.

Trước khi ba thanh niên này hành động, tôi thấy có 1 thanh niên đậu xe máy trước nhà tôi khá lâu. Nhưng tôi không để tâm đến. Có lẽ, nhóm này quan sát khá lâu để chờ thời cơ, lợi dụng ít người qua lại, gia đình tôi buôn bán không để ý mới thực hiện” bà Hạnh nói.

Bà kể tiếp, trưa 24/11, hai thanh niên khác đi xe máy, chạy từ hướng đường Yesin sang Trịnh Văn Cấn. Đầu tiên ném một chai thủy tinh sơn trộn mắm, chất bẩn vào cửa bên hông nhà bà Hạnh, tiếp tục ném thêm một chai khác vào cửa chính.

Đây là vụ “khủng bố” thứ hai vào nhà bà Hạnh. Trong cả hai lần, nhóm tự xưng là nhân viên công ty đòi nợ thuê lại không xuất hiện như trước. Việc này khiến bà Hạnh nghi ngờ có sự liên hệ giữa hai bên.

Trở lại với hợp đồng mua bán giữa ông Duy và công ty Vạn Hùng Hạnh, để thông tin khách quan, PV tìm đến địa chỉ ghi trên hợp đồng để gặp ông Duy. Tuy nhiên, tại địa chỉ ghi trong hợp đồng là một quán cafe. Nhân viên quán cafe xác nhận nhà của ông Duy nhưng cho thuê lại nhiều năm nay và ông Duy không ở đây.

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Thọ, người chủ kho tại phường Hiệp Bình Chánh được ông Duy gửi lô hàng mua được từ công ty Vạn Hùng Hạnh, xác nhận chỉ ký gửi 6 tháng, hết thời hạn, hàng đã chuyển đi khỏi kho. Ông Thọ cho biết lô hàng trên không còn trong kho nhà mình và không biết chuyển đi đâu.

Hiện nay, gia đình bà Hạnh đang sống trong lo sợ vì liên tiếp bị “khủng bố”. Bà Hạnh mong muốn cơ quan chức năng bảo vệ gia đình bà, đồng thời bà sẵn sàng thương lượng với ông Duy trả lại tiền nếu nhận lại được lô hàng của bà.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.