Môi trường tại Formosa Hà Tĩnh hiện nay thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Formosa chiều 20/7/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Formosa chiều 20/7/2018
(PLO) - Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, thời gian qua, Tổng cục đã kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khắc phục toàn bộ sự cố môi trường của Cty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Hiện nay, công ty đã khắc phục 52/53 tồn tại, chỉ còn 1 tồn tại là chuyển đổi phương pháp làm nguội than cốc từ ướt sang khô. 

Chiều 20/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thị sát và có buổi làm việc với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đây là lần thứ hai Thủ tướng thị sát việc bảo vệ môi trường (BVMT) tại FHS. Thủ tướng và Đoàn công tác đã trực tiếp thị sát khu xử lý nước thải, phòng quan trắc chất lượng nước thải, kiểm tra thực tế cá nuôi tại hồ chỉ thị sinh học, văn phòng bộ phận luyện gang, khu vực xưởng cán luyện gang, xưởng cán thép nóng thô và khu vực cầu cảng Formosa. 

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã nhấn mạnh mục đích chuyến thị sát nhằm kiểm tra việc thực hiện lời hứa của FHS về việc đảm bảo đưa 2 lò cao số 1 và số 2 vào hoạt động ổn định, phấn đấu đạt sản lượng thép gần 7 triệu tấn trong thời gian không xa.Thủ tướng đề nghị FHS cần rút kinh nghiệm nghiêm túc, sâu sắc để “tuyệt đối không bao giờ vi phạm lần thứ 2”.

Lò cao số 1 được FHS vận hành thử nghiệm từ ngày 29/5/2017. Trước đó, Bộ TN&MT đã kiểm tra, xác nhận hoàn thành đối với 12 hạng mục công trình (Giấy xác nhận 49/GXN-TCMT ngày 9/5/2017). Tháng 12/2017 (khi lò cao số 1 hoạt động đạt công suất thiết kế), các công trình BVMT đối với 11 hạng mục đáp ứng yêu cầu thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn Việt Nam theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT đã xác nhận hoàn thành đối với 11 hạng mục này để FHS đưa vào vận hành chính thức theo quy định (Giấy xác nhận 32/GXN-TCMT ngày 12/2/2018). 

Lò cao số 2 được FHS thực hiện từ ngày 20/3/2018 và đưa vào vận hành thử nghiệm từ ngày 18/5/2018.Ngày 22/3/2018, Bộ TN&MT đã phối hợp kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành các hạng mục công trình BVMT phục vụ vận hành thử nghiệm. FHS đã lắp đặt đầy đủ hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục 8 thông số và truyền dữ liệu trực tuyến về Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh, Tổng cục Môi trường để kiểm tra, giám sát. 

Ngoài việc đầu tư xây dựng 2 lò cao sản xuất thép hiện đại, Formosa Hà Tĩnh đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào triển khai các hạng mục BVMT bổ sung như hệ thống hồ sinh học kết hợp với ứng phó sự cố, 4 trạm quan trắc nước thải online tự động, 15 trạm quan trắc online khí thải. Nhằm nâng cao chất lượng nước, đảm bảo xử lý hiệu quả khi xảy ra sự cố tại trạm xử lý nước thải và giảm thiểu ảnh hưởng nước thải ra môi trường, FHS đã thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống hồ sinh học, với tổng diện tích 10ha, bao gồm hồ sự cố, hồ sinh học, bãi lọc trồng cây, bể chỉ thị sinh học (nuôi cá). Chuỗi 3 hồ chỉ thị sinh học tạo dung tích điều hòa đủ lớn, an toàn, cho phép chủ động áp dụng các giải pháp ứng phó khi có sự cố từ các trạm xử lý nước thải, ổn định chất lượng dòng nước sau xử lý, chảy ra biển, tránh các cú sốc về nồng độ với môi trường biển…

Theo báo cáo của FHS, tổng kinh phí đầu tư cho toàn bộ các hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường nêu trên là trên 400 triệu USD, đảm bảo sau khi hoàn thành, chất thải của FHS sẽ được kiểm soát theo tiêu chuẩn môi trường của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Xe quan trắc môi trường tự động của Bộ TN&MT hoạt động tại Formosa Hà Tĩnh.
Xe quan trắc môi trường tự động của Bộ TN&MT hoạt động tại Formosa Hà Tĩnh.

Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổ trưởng Tổ Giám sát khắc phục sự cố môi trường tại FHS cho biết: “Để giám sát chặt chẽ việc khắc phục hậu quả của Formosa, Bộ TN&MT đã thành lập Hội đồng kỹ thuật, Tổ giám sát và ban hành kế hoạch, lộ trình khắc phục các tồn tại, vi phạm về BVMT và kế hoạch giám sát môi trường của Formosa. Đến nay Formosa Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành 52/53 lỗi vi phạm về BVMT. 

Kết quả giám sát liên tục của Bộ TN&MT từ tháng 7/2016 đến nay cho thấy, nước thải, khí thải của Formosa trước khi thải ra môi trường đều đạt quy chuẩn môi trường cho phép; chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt đã được Formosa quản lý đúng quy định. 

Đối với lỗi về chuyển đổi phương pháp làm nguội than cốc từ ướt sang khô (đây là lỗi đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường) dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 6/2019. FHS đã hoàn thành đánh giá kỹ thuật và lựa chọn công nghệ làm nguội cốc khô (Coke Dry Quenching - CDQ) của Nhật Bản, tính đến ngày 10/1/2018 đã hoàn thành 36,1% công việc theo kế hoạch. Theo cam kết của FHS, tháng 3/2019, công ty sẽ hoàn thành hệ thống CDQ số 1 và đến tháng 6/2019 sẽ hoàn thành hệ thống CDQ số 2.

Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định liên quan đến xử lý chất thải tro bay và xỉ, sắp tới Bộ Xây dựng sẽ có quy chuẩn liên quan đến vấn đề này, FHS có thể tận dụng các nguồn xỉ thải vào xây dựng các công trình phụ trợ của mình hoặc bán làm vật liệu xây dựng... 

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.