Mỗi năm thất thoát hàng tỷ USD khai khoáng?

Có ý kiến cho rằng trong khai khoáng, càng minh bạch thì càng ít thất thoát, tham nhũng...
Có ý kiến cho rằng trong khai khoáng, càng minh bạch thì càng ít thất thoát, tham nhũng...
(PLO) - Khai thác khoáng sản tạo ra giá trị kinh tế lớn, nhưng do chưa được minh bạch thông tin nên nguồn thu ngân sách từ hoạt động này chưa tương xứng với thực tế, từ đó tạo kẽ hở để các doanh nghiệp tham nhũng, gây thất thu ngân sách Nhà nước hàng tỷ USD mỗi năm.

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế tại buổi tọa đàm “Việt Nam tham gia Sáng kiến Minh bạch trong ngành Công nghiệp khai thác (EITI): Cơ hội hay rào cản?” mới diễn ra tại Hà Nội.

Khai thác tầm thế giới, nộp ngân sách khiêm nhường

Bà Trần Thanh Thủy (điều phối viên của tổ chức Liên minh Khoáng sản) cho hay, EITI tập chung chủ yếu vào hoạt động theo dõi và giám sát nguồn thu của ngành công nghiệp khai thác dầu khí, khoáng sản. Sau đó, các thông tin được công bố rộng rãi, tạo sự minh bạch thu chi trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Được biết, EITI được ra đời đầu tiên ở châu Phi, nay được 51 quốc gia thực thi, trong đó có các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Indonesia, Phillipines, Đông Timor… Nhiều quốc gia khi thực hiện minh bạch hóa hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Điển hình, Nigeria tránh thất thu được khoảng 1 tỷ USD mỗi năm từ khai thác khoáng sản nhờ thực thi EITI.

Dẫn chứng từ các nước trên thế giới, bà Thủy cho nói, do tính chất phức tạp nên khai thác tài nguyên là lĩnh vực có mức độ thất thu ngân sách kinh tế khá cao. Cụ thể, theo báo cáo mới đây, sản lượng khai thác kim cương toàn cầu thực tế gấp đôi so với số lượng báo cáo. Còn tại châu Phi, một nửa dòng tiền bất hợp pháp liên quan đến xuất khẩu dầu mỏ. Một ví dụ khác, năm 2012, Zambia mất 2 tỷ USD (10% GDP) từ lĩnh vực khai thác mỏ. Tương tự, hàng năm Indonesia mất khoảng 2 tỷ USD trong khai thác khoáng sản.

Theo bà Thủy, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực châu Á Thái Bình Dương; đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc thế giới, 1,8% lượng xi măng thế giới, 1% sản lượng Barite thế giới. Một số khoáng sản khác cũng được khai thác với số lượng lớn như than, dầu thô, khí thiên nhiên, chì…

Thế nhưng, theo bà Thủy, việc thu ngân sách ở nước ta chưa tương xứng với quy mô khai thác, thu thuế tài nguyên mang lại những con số khiêm tốn. Cụ thể, năm 2011, nhà nước thu được khoảng 7.954 tỷ đồng thuế tài nguyên ngoài dầu khí, chỉ chiếm 1,1% ngân sách; năm 2012 thu giảm xuống còn 6.539 tỷ đồng...

Theo đánh giá, mức thất thu trong khai thác tài nguyên ở Việt Nam chiếm khoảng 5 đến 25% GDP. “GDP từ ngành khai khoáng năm 2014 của Việt Nam là 426.184 tỷ đồng. Như vậy tính ra, tổng thất thu từ khai thác khoáng sản và dầu khí ước tính khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 0,9 tỷ USD”, bà Thủy phân tích.

TKV tồn 12 triệu tấn than do thiếu minh bạch? 

Liên quan đến cách thức trốn thuế, bà Thủy cho rằng rất phức tạp và có nhiều hình thức. Các khoản thu thuế chủ yếu dựa vào sản lượng, chất lượng, giá bán và thuế suất. Căn cứ vào điều này, nhiều doanh nghiệp sẽ trốn thuế bằng cách khai báo sản lượng thấp hơn thực tế; khai báo chất lượng thấp hơn thực tế; không khai báo đầy đủ các kim loại quý hiếm thu hồi được; thiết lập giá bán thấp; kê khai khống các chi phí…

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, Việt Nam đang thiếu sự minh bạch trong khai thác tài nguyên khoáng sản. “Khai khoáng liên quan trực tiếp đến tiền bạc. Càng minh bạch thì càng thất thoát ít, tham nhũng ít, tăng nguồn thu cho ngân sách”, ông Tuấn khẳng định.

PGS.TS Lê Xuân Trường - chuyên gia kinh tế đến từ Học viện Tài chính cho biết, thất thu trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam ai cũng nhận ra nhưng lại chưa tìm được bằng chứng. Hằng năm, các doanh nghiệp khai khoáng vẫn công bố nguồn thu, chi. Thế nhưng, những con số này chỉ ở trên giấy tờ, ít người tin vì có độ “vênh” so với thực tế. “Minh bạch hóa trong công nghiệp khai khoáng còn chưa tốt.”, PGS Lê Xuân Trường khẳng định.

Chuyên gia kinh tế độc lập, TS.Nguyễn Thành Sơn cho biết, do thiếu minh bạch trong khai thác khoáng sản nên ngành công nghiệp này để xảy ra nhiều tiêu cực, “đục nước béo cò”. Theo TS.Sơn, minh bạch trong khai thác khoáng sản không khó, nhưng doanh nghiệp và một số cơ quan quản lý cố tình không làm vì liên quan đến lợi ích nhóm. “Ví dụ như Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) do không minh bạch nên hiện nay để tồn tại 12 triệu tấn than. Mà thực ra là toàn than xấu, không ai mua. Than tốt, than sạch bán hết rồi. Do thiếu minh bạch mà xảy ra việc này”, TS .Sơn ví dụ. 

Tồn toàn than xấu

“Tập đoàn Công nghiệp Than -  Khoáng sản Việt Nam (TKV) do không minh bạch nên hiện nay để tồn tại 12 triệu tấn than. Mà thực ra là toàn than xấu, không ai mua. Than tốt, than sạch bán hết rồi. Do thiếu minh bạch mà xảy ra việc này”, TS.Nguyễn Thành Sơn.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.