Lao động Việt Nam: “Vàng” số lượng chứ không “vàng” chất lượng!

Chất lượng lao động Việt Nam đang là vấn đề cần được quan tâm
Chất lượng lao động Việt Nam đang là vấn đề cần được quan tâm
(PLO) - Thống kê cho thấy Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số “vàng”, nhưng thực tiễn lại cho thấy chỉ “vàng” về số lượng, chứ chưa “vàng” về chất lượng. 

Mất 2 năm để xóa kiến thức được đào tạo trong nhà trường

TS Nguyễn Văn Thuật (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện Việt Nam có hơn 43 triệu người trong lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 79,1%), trong khi chỉ có 11,3 triệu người đã được đào tạo (chiếm 20,9%). Những con số này phản ảnh chung là lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động trong nền kinh tế lại thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp và lao động giá rẻ là đương nhiên. Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao lực lượng lao động nước ta chỉ “vàng” về số lượng mà không phải “vàng” về chất lượng. 

Cũng theo ông Thuật, thời gian gần đây, chất lượng lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Bất cập trong xu hướng này chính là việc lao động đã qua dạy nghề, có trình độ trung cấp chuyên nghiệp lại có dấu hiệu giảm hoặc chững lại và lao động có trình độ đại học trở lên lại có xu hướng tăng nhanh, từ 6,9% năm 2013 lên 9% năm 2016.

Điều này phản ánh sự bất hợp lý về cơ cấu chất lượng lao động, do đó vẫn tạo nên tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong nền kinh tế của nước ta. Minh chứng cho điều này là tình trạng cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp vẫn đang là vấn đề “nóng” của xã hội và mới đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã xây dựng đề án (đang chờ lấy ý kiến) đưa lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2012 cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp (DN) phàn nàn về những kỹ năng công nhân được đào tạo tại trường không phù hợp với những kỹ năng mà DN cần còn rất lớn, trong đó gần 65% chủ DN có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng những kỹ năng mà trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của DN. PGS, TS Mạc Văn Tiến (Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp) cũng cho biết đã từng có một lãnh đạo DN chia sẻ với ông rằng, họ mất 2 năm để xóa sạch những kiến thức mà người lao động của họ đã được lĩnh hội trong nhà trường.

PGS, TS Tiến cho biết thêm, theo các số liệu thống kê, năm 1979 cứ 1 người có trình độ đại học thì có 7,2 người công nhân kỹ thuật (CNKT) nhưng đến năm 2017, con số CNKT đã xuống đến 0,35 người. Trong khi đó, với ngành sản xuất công nghiệp cơ khí thì một kỹ sư cần có 60 CNKT giúp việc, ngành tự động hóa cũng cần 17,5 CNKT giúp việc cho một kỹ sư. Ở Hàn Quốc con số CNKT làm việc dưới sự chỉ đạo của 1 kỹ sư lên đến 20 người. 

Năng suất lao động kinh tế ngoài nhà nước rất thấp

Hiện nay, doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) đang là lực lượng chính, chiếm hơn 97% tổng số DN và sử dụng gần 62% tổng số lao động đang làm việc trong các loại hình DN của cả nước. Theo Tổng cục Thống kê, DNNNN đã phát triển khá nhanh ở tất cả các vùng và các địa phương trong cả nước, nhiều chỉ tiêu kinh tế cơ bản của loại hình DN này chiếm tỷ trọng cao hơn DNNN như số lao động, nguồn vốn, tài sản cố định, doanh thu.

Số liệu thống kê hàng năm cũng cho thấy, số lao động có việc làm trong thành phần kinh tế NNN của nước ta năm 2016 là gần 46 triệu người, trong đó lao động làm việc trong DNNNN ước tính khoảng hơn 8,4 triệu lao động, chiếm trên 18% tổng số lao động có việc làm trong thành phần kinh tế này. 

Theo ông Thuật, dự báo, số lao động làm việc trong DNNNN sẽ đạt khoảng 12.845 nghìn người vào năm 2022, 16.020 nghìn người vào năm 2026 và 19.400 nghìn người vào năm 2030. Tính bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cầu lao động trong DNNNN sẽ tăng bình quân 733 nghìn lao động/năm.

Nghiên cứu của nhóm tác giả của Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội cũng cho thấy, năng suất lao động bình quân hàng năm của một lao động trong DNNNN đứng ở vị trí thấp nhất trong giai đoạn 2011-2014. Cũng xuất hiện dấu hiệu cho thấy, khoảng cách về năng suất lao động của loại hình DN này so với 2 loại hình DN còn lại đang ngày càng bị nới rộng. Đây là yếu tố rất đáng lo ngại vì nó cản trở khả năng cạnh tranh của DN và nền kinh tế nước ta nói chung bởi loại hình DNNNN là lực lượng kinh tế có số lượng DN đông nhất.  

Nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lao động của DNNNN còn thấp hơn so với 2 loại hình DN kia không chỉ là do chất lượng lao động trong loại hình DN này còn thấp, mà còn do cả môi trường kinh doanh và thể chế kinh tế thị trường ít nhiều còn có sự bất bình đẳng giữa các loại hình DN, trong đó DNNNN là loại hình DN bị ảnh hưởng nhiều nhất... 

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).