Làm sao để văn hóa doanh nghiệp không còn là “những lời nói dối kinh điển”?

Làm sao để văn hóa doanh nghiệp không còn là “những lời nói dối kinh điển”?
(PLO) - Lạm dụng công sức nhân viên, phục vụ tệ hại với khách hàng, gian dối với đối tác, cạnh tranh “bẩn” với đối thủ đến sự đổ bể của những doanh nghiệp (DN) từng là thương hiệu đình đám trên thị trường... là những minh chứng rõ ràng nhất khẳng định tính thời sự và tính “sống còn” của văn hóa DN và đạo đức kinh doanh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế được đề cập tại Hội thảo “Văn hóa DN và đạo đức kinh doanh” tổ chức hôm qua (18/9) ở Hà Nội.  

Người lao động không chịu nổi DN thiếu văn hóa

Văn hóa DN, theo định nghĩa của Tạp chí kinh doanh Harvard (Harvard Business Review), là “cách mọi thứ được thực hiện tại DN”. Trong một nền văn hóa công ty lành mạnh, người nhân viên cảm thấy hài lòng, được trân trọng, sẽ nảy sinh niềm yêu thích với công việc; từ đó họ sẽ có trách nhiệm khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cũng như đối tác của cơ quan. “Những người nhân viên hạnh phúc có nghĩa là khách hàng hài lòng và cổ đông vui vẻ, cuối cùng lợi nhuận sẽ tăng theo”; đó là chân lý được theo bởi nhiều ông chủ nổi tiếng trên thế giới, bao gồm tỷ phú Bill Gates, ông chủ Virgin Group – Richard Branson, ông chủ Starbucks – Howard Schultz, tỷ phú “người sắt” Elon Musk… 

Nếu muốn phát triển bền vững, DN dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần chú trọng đến việc xây dựng văn hóa DN. Song, trong thị trường thay đổi vũ bão như hiện nay, việc xây dựng văn hóa DN ở Việt Nam thường xuyên bị coi nhẹ. Văn hóa DN độc hại ngày càng rõ ràng khi bắt đầu nảy sinh những sự cố về con người và hệ thống, đặc biệt, khi những người nhân viên tâm huyết, cần cù đều quyết định rời đi, tìm kiếm các tổ chức có giá trị cốt lõi tuyệt vời, đồng thời giúp họ cân bằng công việc và cuộc sống.  

Văn hóa DN, dù là tích cực hay tiêu cực, đều có thể trở nên dễ nhận biết “bên ngoài bốn bức tường” của tổ chức; như việc người ta tẩy chay Khaisilk, Uber bởi những lùm xùm liên quan tới lạm dụng nhân viên, gian dối trong kinh doanh. Văn hóa DN kém khiến các công ty không làm hài lòng được đội ngũ nhân sự của mình và không giữ chân được những người lao động lâu dài. Tuy họ có thể thành công trong thời gian ngắn, nhưng không thể tiến xa và bền vững được. 

Cách hành xử “thiếu văn hóa” của DN không hề lạ lẫm với nhiều sinh viên, học sinh mới ra trường, bắt đầu đi làm. Nhiều người đi làm đang phải tự hỏi, phải chăng, “làm vì đam mê" chỉ là một công cụ được ngụy trang cho việc bóc lột sức lao động của các DN, là cái cớ để trả lương thấp cho nhân viên, bắt họ làm thêm giờ không lương và thậm chí là vắt kiệt cho tới giọt mồ hôi cuối cùng?

Để văn hóa DN không chỉ là khẩu hiệu

Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy, song song với việc coi nhẹ văn hóa DN, việc xây dựng thương hiệu cũng bị nhận thức sai lệch. Nhiều ý kiến của các chuyên gia và đại diện các DN đã thẳng thắn chỉ rõ thực trạng không ít DN vì lợi nhuận mà bất chấp; vì đồng tiền mà đánh cược cả niềm tin đang dần cạn kiệt từ phía khách hàng. 

Theo TS Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế, ẩn sâu trong vấn đề văn hóa, đạo đức kinh doanh là triết lý thị trường, triết lý phát triển của các DN và triết lý về cuộc sống. Với ý nghĩa này, chữ doanh nhân và DN sẽ được viết đúng nghĩa là văn hóa, đạo lý, đạo đức trong cách làm ăn. PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh) nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng thương hiệu, DN đưa ra những cam kết và phải thực hiện đầy đủ các cam kết. Đó là những cam kết có trách nhiệm, dựa trên những mong ước của khách hàng. 

Từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 10.11 hàng năm là “Ngày Văn hóa DN Việt Nam”, với những nội dung quan trọng về xây dựng văn hóa DN như: Xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa DN Việt Nam gắn với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; làm lành mạnh môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật...

Làm sao để văn hóa DN, đạo đức kinh doanh ở Việt Nam không còn chỉ là khẩu hiệu? Làm sao có thể xây dựng được những giá trị cốt lõi và nền văn hóa DN lành mạnh? Làm sao có thể “đánh bóng” thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất nhưng vẫn tuân thủ pháp luật? Đó là những câu hỏi khó nhưng buộc mọi DN phải tư duy trong bối cảnh hiện nay, để gây dựng được những hình ảnh đẹp, không chỉ đối với chính nhân viên của tổ chức, mà còn đối với khách hàng, đối tác và thậm chí cả các đối thủ của họ. 

Tin cùng chuyên mục

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.