Kinh doanh thời Covid-19: “Phải có tinh thần thời chiến”

Nhiều dự báo cho thấy khả năng phải đến năm 2022 tình hình kinh tế mới có thể phục hồi về mức bình thường trước Covid-19
Nhiều dự báo cho thấy khả năng phải đến năm 2022 tình hình kinh tế mới có thể phục hồi về mức bình thường trước Covid-19
(PLVN) - “Trong “nguy” có “cơ”. Phải có tinh thần thời chiến quyết liệt, chủ động, khẩn trương đồng thời tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại trong một thế giới đổi thay”, TS.Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cần có tinh thần thời chiến quyết liệt, chủ động, khẩn trương đồng thời tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại mô hình cạnh tranh và kinh doanh của mình trong một thế giới đổi thay.

Nhiều dự báo đã thay đổi

Với việc bùng phát làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, nhiều dự báo về sự phục hồi nền kinh tế đã có sự thay đổi. Tại Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng Covid-19” do Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều doanh nhân, chuyên gia cùng một nhận định: Dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn khó lường kéo theo sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, tình hình xấu còn tiếp tục kéo dài tới năm 2021.

“Nhiều khả năng phải đến năm 2022 tình hình kinh tế mới có thể phục hồi về mức bình thường trước Covid-19. ..”, TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định.

Theo chuyên gia này, tình hình thế giới xấu đi thể hiện ở các dự báo liên tục được điều chỉnh, tần suất đưa ra dự báo ngày càng nhiều hơn, dự báo sau cho thấy tình hình xấu hơn dự báo trước thể hiện ở con số tăng trưởng ở dự báo sau thấp hơn dự báo trước. 

Ngay như đối với Việt Nam, nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam sẽ chỉ ở mức 2,7% (IMF), 2,8% (WB), 4,1% (ADB).  Theo kịch bản của Bộ KH&ĐT tăng trưởng năm 2020 vào khoảng 3,6%-4% và 4,5%-5%. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương dự báo 2,1% và 2.6%. Chính phủ cũng đã giảm kỳ vọng khi đặt mục tiêu nỗ lực đạt mức tăng trưởng 3%-4%. 

“Với các nước phát triển thì tăng trưởng âm liên tục trong 2 quý mới là rơi vào suy thoái. Nhưng với Việt Nam là một đất nước đang phát triển và luôn có mức độ tăng trưởng cao ở mức 6%-7% mà nay tăng trưởng dưới 4% đã là suy thoái…”, TS.Võ Trí Thành phát biểu.

“Tình hình thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sự sống còn của không ít doanh nghiệp”, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam,ông Phạm Việt Dũng lo ngại.

“Chủ động biến “nguy” thành “cơ”

Theo TS.Võ Trí Thành, các doanh nhân, doanh nghiệp luôn phải nhớ 8 chữ “Cơ hội - Kết nối – Sáng tạo – Quản trị”. Tức là tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ lợi thế so sánh của doanh nghiệp, của thị trường, của Việt Nam và những cơ hội từ các cam kết quốc tế, và sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, sự xuất hiện của các lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Kết nối với đối tác, kết nối vào chuỗi giá trị kết nối thị trường với tiêu chuẩn cao.

Đồng thời thời đại đang yêu cầu sáng tạo và chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0 và những mô hình kinh doanh mới, lĩnh vực mới. Đặc biệt là cần lưu ý đến nâng cao quản trị, trong đó chú ý quản trị rủi ro. 

Thông điệp của TS.Võ Trí Thành là: “Trong “nguy” có “cơ”. Phải có tinh thần thời chiến quyết liệt, chủ động, khẩn trương đồng thời tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại trong một thế giới đổi thay”. 

Phân tích rất kỹ tình hình kinh tế thế giới và trong nước, phân tích tác động của Covid-19 tới nền kinh tế, tới từng ngành và từng lĩnh vực, TS.Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-Tiền tệ Quốc gia chỉ ra những xu hướng thay đổi lớn của kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong và sau dịch bệnh.

Từ đó TS.Lực chỉ ra 6 xu hướng đầu tư kinh doanh mới mà giới doanh nghiệp cần nắm rõ. Trong đó cần lưu ý đến xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư, xu hướng đầu tư vào những tài sản an toàn hơn, xu hướng M&A tăng lên, xu thế tái cấu trúc lại chuỗi cung, xu thế áp dụng công nghệ và thay đổi cách thức làm việc. Cùng với đó, tâm lý và hành vi tiêu dùng đã có sự thay đổi mạnh, mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng,đòi hỏi doanh nghiệp phải định hình lại cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

“Trước hết, phải có biện pháp ứng phó trong bối cảnh mới hiện nay. Thứ hai là phục hồi càng nhanh càng tốt. Thứ ba là phải đổi mới sáng tạo, nhất là trong mô hình, cũng như trong chiến lược kinh doanh của mình. Tiếp tục tái cơ cấu, những cái gì không tốt, những gì mà không tinh gọn, dứt khoát phải tập trung lại, tăng khả năng chống chọi  đối với các cú sốc bên ngoài…”, TS Cấn Văn Lực gợi ý.

Ông cũng nhấn mạnh, đối với mỗi doanh nghiệp, hai yếu tố vô cùng quan trọng chính là con người và đột phá công nghệ. Cùng với đó, tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh luôn là bài toán cốt tử của doanh nghiệp, đặc biệt là khi cơn đại dịch tràn qua. “Định vị lại, điều chỉnh lại chiến lược, đưa ra giải pháp sản xuất kinh doah phù hợp và mô hình cạnh tranh hiệu quả là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài ở cả tầm doanh nghiệp và tầm quốc gia”, 

Cũng đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, song ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam cho rằng, đến thời điểm này, doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của nhà nước để có thể chuyển đổi được những mô hình kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của chuỗi cung ứng nội địa của Việt Nam từ khách hàng đến các nhà cung ứng…

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.