Kiểm toán Nhà nước: Kiến nghị hủy bỏ gần 200 văn bản có vi phạm nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế

KTNN kiến nghị xử lý tài chính 52.970 tỷ đồng, chuyển CQĐT 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
KTNN kiến nghị xử lý tài chính 52.970 tỷ đồng, chuyển CQĐT 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 198 văn bản không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tránh thất thoát, lãng phí.

Chuyển 5 vụ việc vi phạm sang CQĐT

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), mặc dù trong điều kiện của dịch bệnh Covid-19 song với các giải pháp tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm toán quyết liệt và đồng bộ, nên đến 30/9/2020, đã hoàn thành việc triển khai 147/184 đoàn kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc kiểm toán 114/147 đoàn kiểm toán (đạt 77,5% số cuộc đã triển khai), phát hành 98 báo cáo kiểm toán.  

Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến ngày 30/9/2020 là 52.970 tỷ đồng, trong đó: Tăng thu 3.074,5 tỷ đồng, giảm chi NSNN 10.700 tỷ đồng, kiến nghị khác 39.195,5 tỷ đồng. Ngoài ra, KTNN kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 198 văn bản không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tránh thất thoát, lãng phí. Riêng cơ quan kiểm toán kiến nghị trực tiếp sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 64 văn bản (01 luật, 01 nghị định, 09 thông tư, 04 quyết định và 49 văn bản khác).

Cũng theo KTNN, cơ quan này đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với 05 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán, đã cung cấp 97 bộ tài liệu cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, điều tra, giám sát; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân.

Siết chặt kỷ luật quản lý, sử dung tài sản công

Các kết quả kiểm toán được thực hiện trong năm được đánh giá là đã góp phần quan trọng siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.

Theo KTNN, qua kiểm toán ngân sách bộ, ngành và ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phát hiện: Công tác xây dựng dự toán cho một số đơn vị chưa sát với thực tế, không bám sát nhiệm vụ chi, dẫn đến cuối năm phải hủy dự toán hoặc không phân bổ, giữ lại ngân sách cấp trên làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách;

Một số địa phương như TP. Đà Nẵng, các tỉnh Hải Dương, Bến Tre, Lạng Sơn, Ninh Bình, Gia Lai được cho là phân bổ kế hoạch vốn cho một số dự án chưa đầy đủ thủ tục đầu tư hoặc không nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020;  Một loạt địa phương cũng bị kiểm toán điểm danh là đã phân bổ vốn đầu tư vượt tổng mức đầu tư được duyệt hoặc vượt tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn như: tỉnh Cao Bằng 17 dự án, TP. Đà Nẵng 195 danh mục dự án, tỉnh Bến Tre 04 dự án.

Bên cạnh đó,  tình trạng phân bổ kế hoạch vốn chưa đảm bảo thứ tự ưu tiên, bố trí vốn chưa phù hợp với thực tế dẫn đến trong quá trình triển khai thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung còn xảy ra tại hầu hết các địa phương được kiểm toán.

Thống kê cho thấy, đến 31/12/2019, tại một số địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản với giá trị lớn như: tỉnh Bắc Ninh 670,9 tỷ đồng; Hà Tĩnh 300,3 tỷ đồng; Hải Dương 500,1 tỷ đồng; Phú Thọ 260,6 tỷ đồng...; Nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn tình trạng để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới với số tiền lên tới 1.922,3 tỷ đồng;

Qua kiểm toán, phát hiện 09/18 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa báo cáo đầy đủ nợ đọng thuế, số nợ thuế qua kiểm toán phát hiện tăng thêm 1.923 tỷ đồng; Tỉnh Lâm Đồng và Lai Châu được xác định là 2 địa phương ứng trước dự toán ngân sách trung ương nhưng chưa bố trí để thu hồi với số tiền lên tới 1.785,7 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng loạt địa phương được điểm tên sử dụng sai nguồn 366 tỷ đồng; một số đơn vị chưa trích lập đủ nguồn cải cách tiền lương theo quy định với số tiền 2.145,7 tỷ đồng, trong đó tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xếp đầu sổ với số tiền 1.840,7 tỷ đồng.

Sẽ tổ chức kiểm toán đối với loạt vấn đề được dư luận xã hội quan tâm

Theo KTNN, năm 2021, cơ quan này sẽ tập trung kiểm toán nhiều vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm như: Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 08/4/2020; Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; việc thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019; quản lý giá điện, giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.