Khuyết chính sách trong đầu tư, phát triển lâm nghiệp

Hiện mức hỗ trợ 1ha trồng rừng của Nhà nước thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư trồng rừng.
Hiện mức hỗ trợ 1ha trồng rừng của Nhà nước thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư trồng rừng.
(PLVN) - Rà soát các chính sách đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp theo các văn bản hiện hành, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT chỉ ra nhiều hoạt động đầu tư đang khuyết chính sách.

Vốn ngân sách chưa tới 17,5%

Thông tin tại hội nghị “Đánh giá chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), chế biến và thương mại lâm sản” do Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) tổ chức mới đây cho biết, tổng kinh phí huy động để thực hiện phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 50.231 tỷ đồng, đạt 84,3% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 8.756 tỷ đồng, chiếm 17,4% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, vốn ODA và các nguồn khác khoảng 41.485 tỷ đồng. 

Theo đánh giá của TCLN, việc thực hiện các chính sách đầu tư về BV&PTR thời gian vừa qua đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa; từng bước khẳng định ví trí, vai trò của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 

Đặc biệt, đến nay đã hình thành ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, với nhiều thành phần kinh tế; hàng năm đã sản xuất, chế biến và xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị tăng cao, có kim ngạch xuất khẩu duy trì ổn định mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2014 đến nay, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng và của cả nước nói chung…

Tuy nhiên theo Phó Tổng cục trưởng TCLN, ông Bùi Chính Nghĩa, mức đầu tư trồng mới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng còn thấp. Đặc biệt, thiếu chính sách thu hút đầu tư các thành phần kinh tế vào làm giàu rừng và xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên.

“Trên thực tế, nhiều diện tích rừng tự nhiên giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được quản lý, bảo vệ tốt nhưng thiếu chính sách hưởng lợi cụ thể…”- ông Nghĩa dẫn chứng.

Thiếu các quy định

Theo TCLN, hiện các chính sách về lâm nghiệp đang được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, có các mức đầu tư cho các đối tượng rất khác nhau, trong khi đó Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 15/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp đã có nhiều quy định mới về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. 

Rà soát 18 văn bản, gồm 3 luật, 9 Nghị định của Chính phủ, 3 quyết định của Thủ tưởng Chính phủ, 3 Thông tư liên tịch, TCLN cho biết, trừ các hoạt động khoa học, công nghệ, lĩnh vực nào cũng thiếu các quy định.

Cụ thể, đối với rừng đặc dụng, theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP có 29 hoạt động đầu tư và 6 hoạt động hỗ trợ đầu tư, nhưng hiện còn 13 hoạt động đầu tư và 5 hoạt động hỗ trợ đầu tư còn thiếu hướng dẫn.

Đối với lĩnh vực rừng phòng hộ, có 29 hoạt động đầu tư và 6 hoạt động hỗ trợ đầu tư  nhưng đến nay có 28 hoạt động đầu tư và 5 hoạt động đầu tư chưa có quy định…

Đối với rừng sản xuất, có 8 hoạt động đầu tư, 16 hoạt động hỗ trợ đầu tư và 4 hoạt động ưu đãi đầu tư nhưng đến nay có 8 hoạt động đầu tư và 5 hoạt động hỗ trợ đầu tư chưa có quy định

Đối với chính sách về phòng cháy và chữa cháy rừng, hiện còn thiếu quy định về nguồn kinh phí, mức chi, nội dung chi cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng, chi trực cháy rừng, chi cho người tham gia chữa cháy rừng…

Chờ thêm 2 năm cho... đồng bộ

Tại Hội nghị, TCLN đã đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời gian trình dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư BV&PTR, chế biến và thương mại lâm sản đến Quý IV/2022.

Lý do được đưa ra là năm 2020, Bộ NN&PTNT đang triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lâm nghiệp để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt gồm: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia; Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2015.

“Đây là những nội dung quan trọng, là cơ sở xác định nguồn lực và phạm vi đầu tư cho đề xuất xây dựng nghị định về chính sách đầu tư BV&PTR, chế biến và thương mại lâm sản. Qua đó sẽ kết hợp tổ chức, đánh giá, tổng kết các chính sách hiện hành làm cơ sở xây dựng chính sách mới phù hợp với định hướng phát triển cho ngành”- Phó Tổng cục trưởng TCLN Bùi Chính Nghĩa lý giải.

Cũng theo ông Nghĩa, hiện tuy chưa có chính sách mới nhưng các chính sách đầu tư lâm nghiệp vẫn được thực hiện trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 91 Nghị định 156/2018/NĐ-CP: “Các chương trình, dự án và hoạt động BV&PTR, chế biến và lâm sản thương mại được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư theo các chính sách hiện hành được tiếp tục thực hiện cho đến khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới”. 

Xin được nhắc lại, vốn đầu tư của ngân sách cho phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 chưa tới 17,5%. 

Cơ chế chính sách cũng cần phải chuyển hướng đầu tư

Khẳng định cơ chế chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp trong nhiều năm qua đã từng bước được hoàn thiện, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hơn 15%/năm,Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, với mục tiêu của ngành là tập trung vào nâng cao chất lượng rừng, nâng cao các liên kết theo chuỗi để nâng cao chuỗi giá trị trong sản phẩm lâm nghiệp, do đó cơ chế chính sách cũng phải chuyển hướng đầu tư. 

Thứ trưởng lưu ý, chính sách cần phân định rõ là Nhà nước sẽ đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để đảm bảo môi trường cũng như đa dạng sinh học lâu dài của đất nước. Cùng với đó, hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất nhưng cơ bản là hỗ trợ về nguồn lực, hỗ trợ cho những hộ nông dân nghèo, những người yếu thế để tiếp cận được với những chính sách nâng cao đời sống gắn với bảo vệ phát triển rừng và hỗ trợ về thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).