Khu kinh tế cửa khẩu - lĩnh vực mũi nhọn của Lạng Sơn

Mặc dù kinh tế cửa khẩu bị ảnh hưởng, Lạng Sơn vẫn thu ngân sách vượt chỉ tiêu Trung ương giao.
Mặc dù kinh tế cửa khẩu bị ảnh hưởng, Lạng Sơn vẫn thu ngân sách vượt chỉ tiêu Trung ương giao.
(PLVN) - Trải qua năm 2020 khó khăn do dịch bệnh nhưng lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã điều hành quyết liệt, chủ động, sáng tạo, tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa chống dịch Covid-19 vừa phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Thu ngân sách vượt chỉ tiêu

Theo ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, năm 2020, mặc dù diễn biến thiên tai, dịch bệnh phức tạp, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Lãnh đạo tỉnh và các địa phương đã cùng người dân và doanh nghiệp năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đạt được nhiều thành tựu trong năm 2020. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt khoảng 2,09%, trong đó nông lâm nghiệp tăng hơn 3%, công nghiệp - xây dựng tăng 2,35%, dịch vụ tăng 1,54%... GRDP bình quân đầu người đạt 43,4 triệu đồng.

Trong 18 chỉ tiêu chủ yếu năm 2020, có 14 chỉ tiêu quan trọng Lạng Sơn thực hiện đạt và vượt. Môi trường đầu tư kinh doanh Lạng Sơn tiếp tục được cải thiện theo hướng kiến tạo, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp. Năm 2020, tổng thu ngân sách tỉnh đạt 7.218 tỷ đồng (đạt 123,1% so với dự toán Trung ương giao và đạt 117,4% so với dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh giao).

Ngoài ra, theo ông Phạm Hùng Trường, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn, chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa sâu rộng, đạt kết quả nổi bật. Tổng kinh phí thực hiện chương trình này năm 2020 là gần 619 tỷ đồng, phân bổ cho 336 công trình.

Về kinh tế cửa khẩu, đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cửa khẩu. Hiện một số cửa khẩu đã hoạt động trở lại, tuy nhiên thời gian thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam và Na Hình còn hạn chế, chưa được khôi phục như trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2020 ước khoảng 2,8 tỷ USD, giảm 40,8% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu hơn 1,2 tỷ USD, đạt 37,9% kế hoạch, giảm 52,2%; nhập khẩu gần 1,6 tỷ USD, đạt 69,7% kế hoạch, giảm 27,7%. Xuất khẩu hàng địa phương ước 120 triệu USD, đạt 80% kế hoạch, giảm 12,7%.

Bù lại kinh tế cửa khẩu bị thiệt hại, thương mại nội địa Lạng Sơn được duy trì ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và khan hiếm hàng hóa. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước khoảng 20.078 tỷ đồng. Lĩnh vực du lịch dù bị ảnh hưởng, nhưng vẫn đạt doanh thu hơn 639 tỷ đồng.

Thu hút khoảng 160.000 tỷ đồng đầu tư

Ông Huyên cho biết, để bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, tỉnh Lạng Sơn xác định phương châm: “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”. Theo đó, Lạng Sơn sẽ tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phấn đấu năm 2021, đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn từ 7-7,5%. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Về kế hoạch phát triển kinh tế trong 5 năm tới, ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn, khẳng định, Lạng Sơn sẽ tiếp tục tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu - lĩnh vực mũi nhọn giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng sẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời tập trung phát triển du lịch, xác định du lịch đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ngoài ra, phát triển kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu cụm công nghiệp cũng sẽ được tỉnh quan tâm, đầu tư đúng mức.

Bên cạnh đó, Lạng Sơn luôn xem thu hút đầu tư như một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, đến năm 2025, Lạng Sơn sẽ thu hút được 160.000-170.000 tỷ đồng, trong đó 75% là vốn xã hội hóa trong và ngoài nước. 

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).