Không chấp thuận hàng loạt đề xuất quy hoạch sân bay

Hình minh họa
Hình minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đề xuất quy hoạch sân bay của các địa phương Hà Giang, Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Hà Tĩnh không được chấp thuận.

Giữ nguyên số lượng 28 sân bay đến năm 2030

Mới đây, trong báo cáo thẩm định quy hoạch cảng hàng không trình Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không đề nghị giữ nguyên số lượng 28 sân bay trên toàn quốc đến năm 2030; đến năm 2050 bổ sung thêm sân bay Cao Bằng. Như vậy, đề xuất quy hoạch sân bay trước đó của các tỉnh Hà Giang, Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Hà Tĩnh đều chưa được chấp thuận.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Anh Dũng, Vụ trưởng Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết, Cục Hàng không và đơn vị tư vấn đã đưa ra 6 tiêu chí chính, 22 tiêu chí chi tiết để xem xét quy hoạch cảng hàng không mới.

Sáu tiêu chí là dự báo nhu cầu sản lượng hành khách, vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, khẩn nguy cứu trợ, điều kiện tự nhiên và tiếp cận đường bộ với trung tâm đô thị. Trong 6 tiêu chí này, nhu cầu về sản lượng, điều kiện tự nhiên là quan trọng nhất. Trên cơ sở các tiêu chí, từng sân bay được đơn vị tư vấn tính toán theo các thang điểm.

"Số lượng sân bay đã được xem xét kỹ lưỡng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực trạng cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam", ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng cho hay, các cảng hàng không của Việt Nam hiện có lượng khách dưới 2 triệu mỗi năm đều đang phải bù lỗ. Do đó, các sân bay mới nếu cự ly tiếp cận tới các cảng hàng không lân cận dưới 100km, theo kinh nghiệm quốc tế là hiệu quả không cao. Điều này nghĩa là xây sân bay quá gần nhau (giữa hai tỉnh, thành) sẽ không hiệu quả.

Với góc nhìn chuyên gia, trả lời báo chí, TS Nguyễn Bách Tùng, chuyên gia hàng không nhận định, Cục Hàng không và đơn vị tư vấn đã nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí sân bay của các địa phương, các đề xuất không đảm bảo tiêu chí thì không thể đưa vào quy hoạch. Ví dụ địa hình Hà Giang đồi núi, không có đủ đất bằng phẳng xây sân bay; Ninh Bình địa hình trũng, diện tích đất ở và trồng lúa nhiều, thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đời sống người dân...

Ông Tùng cũng đánh giá, phần lớn sân bay nội địa hiện nay chưa đạt công suất thiết kế, một số sân bay thường vắng khách trong giai đoạn đầu như Vân Đồn, Cần Thơ... 

Do đó, hiệu quả đầu tư sân bay cần tính toán kỹ, như người dân Hà Tĩnh đến sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) không quá xa, hay người dân ở Ninh Bình có thể đi các sân bay khác như Cát Bi (Hải Phòng) và Thọ Xuân (Thanh Hóa) trong khoảng cách gần 100km.

Ông Phạm Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam cho rằng, các đề xuất quy hoạch sân bay của địa phương thời gian qua phần lớn "cảm tính", chưa khảo sát, tính toán đầy đủ. Ví dụ Hà Giang đề xuất tận dụng sân bay quân sự song vẫn cần mở rộng diện tích nếu trở thành sân bay dân sự, trong khi diện tích đất và vùng trời đều hạn chế.

Quy hoạch sân bay thứ hai vùng thủ đô tại Hải Phòng

Cũng trong tờ trình thẩm định quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị xác định vị trí cảng hàng không quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng, để dự bị cho sân bay Nội Bài và Cát Bi giai đoạn đến năm 2050.

Theo ông Nguyễn Bách Tùng, huyện Tiên Lãng có quỹ đất rộng từ 4.000 đến 6.000ha đảm bảo xây dựng sân bay công suất trên 100 triệu hành khách mỗi năm. Phần lớn đất là bãi bồi giữa hai con sông Thái Bình và sông Văn Úc, diện tích đất ở không nhiều nên thuận lợi công tác giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng đời sống dân cư. Tuy nhiên, để xây dựng sân bay này, việc xử lý nền móng sẽ phức tạp và tăng chi phí.

Ông Tùng cũng cho rằng, vị trí sân bay Tiên Lãng đến trung tâm Hà Nội khoảng 120km, song đến các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương là dưới 100km nên phục vụ thuận lợi người dân khu vực phía Nam, Đông Nam Hà Nội, giảm tải cho sân bay Nội Bài.

Đồng tình quan điểm trên, chuyên gia hàng không Phạm Văn Tới nói sân bay Cát Bi (Hải Phòng) trong tương lai không thể mở rộng do vướng tĩnh không và nằm gần sông nên cần quy hoạch sân bay thay thế. "Vị trí quy hoạch tại huyện Tiên Lãng (là một lựa chọn tốt vì có đất rộng và đường cao tốc kết nối với Hà Nội, nên người dân thuận lợi di chuyển", ông Tới nói.

Cũng theo ông Phạm Văn Tới, quy hoạch sân bay Tiên Lãng dự bị cho Cát Bi và Nội Bài đã được Chính phủ xác định từ trước đây, vì đã từng có những nghiên cứu khảo sát về vị trí này. Còn các vị trí khác tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), Ninh Bình, Hải Dương... chưa được khảo sát.

Đại diện Tedi (đơn vị tư vấn quy hoạch sân bay) cho hay, đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam tương đồng với đề xuất của đơn vị tư vấn. Căn cứ theo nhiều dữ liệu tăng trưởng kinh tế và công suất các sân bay hiện có, giai đoạn từ nay đến 2040, tư vấn cho rằng chưa cần tính đến xây dựng sân bay thứ hai trong vùng thủ đô. Vị trí huyện Tiên Lãng được quy hoạch là sân bay dự bị cho Nội Bài và Cát Bi do đã có tính pháp lý là quyết định của Thủ tướng năm 2011.

"Sau năm 2040, phụ thuộc nhu cầu tăng trưởng hành khách trong vùng thủ đô, khi đó nhà chức trách sẽ quyết định chính thức việc xây dựng sân bay thứ hai vùng thủ đô tại Tiên Lãng hay không", đại diện Tedi cho hay. 

Theo tờ trình thẩm định quy hoạch cảng hàng không đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Cục Hàng không đề nghị, đến năm 2030, cả nước sẽ có 14 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương; 14 cảng quốc nội là Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.

Đến năm 2050, cả nước có 29 cảng hàng không, gồm 14 cảng hàng không quốc tế, 15 cảng hàng không quốc nội. Trong đó sân bay được bổ sung là Cao Bằng.

Đọc thêm

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..