“Khoảng tối” trước cổ phần hóa

Đã phát hiện quá nhiều khuyết điểm, vi phạm tại các DNNN.
Đã phát hiện quá nhiều khuyết điểm, vi phạm tại các DNNN.
(PLO) - Theo Thanh tra Chính phủ, quá trình thanh tra trước khi cổ phần hóa đã phát lộ hàng loạt sai phạm từ những tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước .
Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều khuyết điểm, vi phạm đối với các DNNN. Trong đó phát hiện vi phạm 39.920 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi gần 4.980 tỷ đồng, kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trên 43.940 tỷ đồng. 
Những vi phạm của các DNNN chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực về thẩm quyền, về đối tượng, hạch toán không đúng cũng như trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu.
Những doanh nghiệp được nêu tên như PVN đầu tư ra ngoài ngành 16.647 tỷ đồng; Tập đoàn Sông Đà đầu tư ngoài ngành 7.572 tỷ. VNPT đầu tư vốn góp vào 86 DN với tổng giá trị 3.273 tỷ, trong đó có 20 DN đầu tư 723 tỷ không thu được lợi nhuận. 
Đặc biệt, VNPT còn giao vốn điều lệ cho VN Post chưa đúng thời gian quy định là 796 tỷ đồng, chậm nộp quỹ VTCI 73 tỷ đồng và trích vượt quỹ khen thưởng phúc lợi, thiếu quỹ đầu tư phát triển năm 2007, 2009 là 1.100 tỷ đồng.
EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp 121.790 tỷ đồng, đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán 1.997 tỷ đồng, chưa mang lại hiệu quả kinh tế.  
Vinachem được xác định hầu hết các dự án đầu tư đều chậm tiến độ, có những dự án chậm từ 1 đến 2 năm. Vinalines đã đầu tư 14 dự án xây dựng cảng nhưng mới có 5 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. EVN triển khai 20/40 dự án chậm tiến độ dẫn đến việc thiếu hụt sản lượng điện và tăng chi phí đầu tư. 
PVN đã chỉ định thầu cho đơn vị thành viên dự án 2.000 tỷ đồng là dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 không đúng quy định của Thủ tướng về chỉ định thầu, Sông Đà thì chuyển nhượng dự án Nam An Khánh trái quy định để thu về 155 tỷ đồng. 
Nhiều đơn vị năng lực quản lý dự án hạn chế, khả năng quản lý yếu nhưng vẫn được quản lý nhiều dự án như Cty Bất động sản Viettel mới được thành lập, mô hình và tổ chức biên chế có nhiều thay đổi nhưng được giao thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý nhiều dự án xây dựng với số lượng dự án lớn…
“Góp mặt” trong những bê bối này, Lilama cũng được xác định là thanh toán vượt hợp đồng đã ký 501 tỷ đồng chi phí nhiên liệu chạy thử, hiệu chỉnh vượt giá quy định trong hợp đồng tổng thầu; EVN thanh toán trả Lilama 167 tỷ đồng chi phí nhiên liệu phục vụ phát điện không đúng quy định.
Theo Thanh tra Chính phú, mặc dù Chính phủ đã có quy định cụ thể nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua giám sát công ty mẹ nhưng sai phạm vẫn xảy ra. 
Bởi, mặc dù đã có quy định như trên nhưng Bộ tiêu chí để đánh giá chưa được xây dựng, hướng dẫn cụ thể, dẫn đến công ty mẹ không thực hiện đầy đủ quyền quản lý, kiểm tra, giám sát với vai trò là đại diện chủ sở hữu vốn đầu tư ở các công ty con, công ty thành viên. 
Từ đó, một số tập đoàn, tổng công ty đã có tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để các công ty con, công ty thành viên đem vốn nhà nước đi đầu tư ra ngoài ngành, đầu tư vào những lĩnh vực, dự án có nhiều rủi ro như tài chính ngân hàng, bất động sản, chứng khoán… dẫn đến hậu quả thua lỗ, mất vốn nhà nước. 
Giao quyền quá lớn
Hội đồng thành viên được giao một số quyền quyết định về kinh doanh đầu tư lớn, vượt quá chức năng của một tổ chức được ủy quyền và phân cấp thực hiện nhiệm vụ đại diện quyền sở hữu của Nhà nước. Việc giao quyền quá lớn cho Hội đồng thành viên mà không gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm, cộng với tư duy nhiệm kỳ và với sự hạn chế, bất cập về cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý dẫn đến một số tập đoàn đầu tư với số vốn quá lớn mà hiệu quả thấp, gây lãng phí vốn đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.