HDBank mua lại công ty tài chính và "thâu tóm" một ngân hàng khác

Tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra sáng nay, 25/2, HDBank đã thông qua việc mua lại một công ty tài chính tiêu dùng để chuyển thành công ty con và trình phương án hợp nhất sáp nhập một ngân hàng khác vào HDBank.

Tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra sáng nay, 25/2, HDBank đã thông qua việc mua lại một công ty tài chính tiêu dùng để chuyển thành công ty con và trình phương án hợp nhất sáp nhập một ngân hàng khác vào HDBank.

Năm 2012, mặc dù hoạt động trong điều kiện nền kinh tế nhiều khó khăn nhưng HDBank vẫn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cơ bản được ĐHCĐ giao. So với kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, tổng tài sản đạt 52.783 tỷ đồng, tăng 17%; vốn huy động đạt 46.368 tỷ đồng, tăng 17%; dư nợ tín dụng 21.148 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới ngưỡng an toàn. Lợi nhuận trước thuế đạt 427 tỷ đồng. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh: ROA 0,9%, ROE 9,12%; CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu) 14,01%...  

Cổ đông bỏ phiếu bầu
Cổ đông bỏ phiếu bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát

Vốn điều lệ hiện tại của HDBank là 5.000 tỷ đồng. Tiên phong triển khai các sản phẩm công nghệ hiện đại, HDBank là thành viên cao cấp của tổ chức thẻ Visa toàn cầu. Bên cạnh đó, HDBank luôn tích cực đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, tinh thần cho CBNV, các hoạt động cộng đồng và từ thiện xã hội.  

Với những thành tích đạt được, HDBank đã vinh dự nhận các giải thưởng trong nước như: Huân chương lao động của Chủ tịch nước, tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, Thương hiệu uy tín Đông Nam Á, Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012- CSO ASEAN AWARDS. Bên cạnh đó, HDBank đã nhận được các giải thưởng quốc tế của các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín như Giải vàng Báo cáo thường niên Vision Award  do Hiệp hội truyền thông Mỹ- LACP trao tặng, Giải Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asiamoney và Euromoney trao tặng…  

các thành viên HĐQT mới ra mắt
các thành viên HĐQT mới ra mắt

 Trong kế hoạch hoạt động năm 2013, HDBank tiếp tục mục tiêu hoạt động hiệu quả, đa năng, cung cấp dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư và bán lẻ, phát triển mạng lưới quốc tế. Theo đó, HDBank sẽ tập trung vào một số nội dung quan trọng như: tiếp tục triển khai các kế hoạch theo định hướng chiến lược, điều chỉnh mô hình hoạt động; củng cố, tăng cường bộ máy nhân sự chủ chốt; tăng cường công tác tuân thủ, kiểm soát rủi ro; chú trọng phát triển quan hệ với đối tác trong nước và quốc tế; đẩy mạnh công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, gắn liền sự phát triển của CNTT với việc tạo ra các sản phẩm tối ưu và công tác quản lý, điều hành hệ thống…

Năm 2013 cũng là năm thứ ba HDBank triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2011- 2016. HDBank sẽ tiếp tục kiện toàn hệ thống nhằm thực hiện cam kết mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ nhân viên và cộng đồng xã hội.  

Ngày 25/4, tại TP.HCM, HDBank tổ chức thành công Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2012. HDBank đã báo cáo trước Đại hội kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và các kế hoạch hoạt động năm 2013. Đại hội đã thảo luận và thông qua các vấn đề lớn như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và kế hoạch kinh doanh- tài chính năm 2013; Báo cáo của Ban kiểm soát; Báo cáo kết quả kiểm toán độc lập niên độ tài chính 2012; Báo cáo công tác cộng đồng, công tác đoàn thể năm 2012 và kế hoạch cộng đồng năm 2013; Phương án phân phối lợi nhuận năm 2012; Tờ trình về chiến lược tái cấu trúc ngân hàng… Đồng thời Đại hội cũng đã bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập, thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012- 2017.

Hồng Anh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.