Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, lưu ý nào cho doanh nghiệp Việt?

Ông Bạch Quốc An
Ông Bạch Quốc An
(PLO) - Trong xu thế chung của thương mại quốc tế, hàng hóa có thể tự do đi lại và sẽ có thuế nhập khẩu bằng 0. Do không thể tăng thuế nhập khẩu, các nước sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, hàng rào kỹ thuật được các nước nhập khẩu sử dụng triệt để. 
Vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại là gì? Lưu ý nào cho doanh nghiệp Việt? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp) xung quanh vấn đề này.
Thưa Ông, liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, hiện nay, chúng ta đã có Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Hiệp định TBT) Vậy, văn bản này ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cũng như vượt hàng rào kỹ thuật của các nước?
- Hiệp định TBT trong WTO không phải là tập hợp tất cả các tiêu chuẩn mà WTO đưa ra. Hiệp định TBT chỉ là đưa ra các nguyên tắc chung để các nước xây dựng hệ tiêu chuẩn hoặc đánh giá sự hợp chuẩn. Đây là cơ sở, là nền tảng để các quốc gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân theo các nguyên tắc đã được ghi nhận trong TBT.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều FTAs, đặc biệt là Hiệp định TPP, nông sản sẽ là một trong những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, thách thức về hàng rào kỹ thuật. Quan điểm của Ông như thế nào về nhận định này, thưa Ông?
- Có thể nói, những yêu cầu về TBT trong Hiệp định TPP không có quá nhiều vấn đề khác biệt so với quy định của WTO. Trong thời gian vừa qua, sản phẩm nông nghiệp của nước ta đã có thể thích nghi được với các yêu cầu về TBT trong WTO. Vì vậy, theo đánh giá của tôi, không có gì quá khó khăn về TBT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta.
Hiệp định TPP cũng đưa ra một số tiêu chí cụ thể về TBT đối với một số các loại sản phẩm. Tuy nhiên, TBT trong TPP không phải là tiêu chuẩn mà tất cả các quốc gia phải tuân theo mà chỉ là các nguyên tắc, nền tảng, là cơ sở để từng quốc gia thành viên xây dựng nên hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia mình.
Thưa Ông, có ý kiến cho rằng, dường như hiện nay ở Việt Nam, ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xem trọng TBT ở các nước mình có hàng xuất khẩu. Ông nghĩ sao về thực trạng này?
- Theo tôi, không phải doanh nghiệp không quan tâm mà là doanh nghiệp có quan tâm, có nhận biết nhưng do nguồn lực không đủ, vốn yếu, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, khoa học công nghệ còn thiếu nên việc đầu tư cho sản xuất, nhất là các sản phẩm về nông sản đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao của các quốc gia là một vấn đề khó. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người để đầu tư rất mỏng. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường xuất khẩu cũng là một trở ngại đối với các doanh nghiệp.
Vậy, để giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn này, theo Ông, các cơ quan Nhà nước cần có động thái gì, thưa Ông?
- Các vấn đề về trợ cấp muôn hình muôn vẻ, từ việc hỗ trợ thuế hay hỗ trợ về công nghệ cũng có thể coi là vấn đề về trợ cấp. Nếu như cơ quan Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế, cơ sở hạ tầng, biện pháp kỹ thuật sẽ vi phạm các quy định về trợ cấp của WTO và FTAs, nhất là Hiệp định TPP sắp tới. Vì vậy, chúng ta phải lựa chọn phương án phù hợp để làm. Theo tôi, Nhà nước cần như một đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin về các thị trường xuất khẩu, về các tiêu chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Để tránh đối mặt với nguy cơ bị kiện cũng như nâng cao hình ảnh, thương hiệu, vượt qua rào cản kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt cần phải lưu ý điều gì, thưa Ông?
- Trong quá trình hội nhập hiện nay, doanh nghiệp cần chủ động và phải tự bảo vệ mình. Khi các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào các nước áp dụng các biện pháp về TBT, nếu thấy các quy định đó không phù hợp với các quy định của WTO thì doanh nghiệp cần nêu vấn đề đó ra với Chính phủ để Chính phủ thay mặt doanh nghiệp đứng ra khởi kiện. 
Trong WTO là kiện giữa các Chính phủ nhưng để có được việc kiện đó thì chính doanh nghiệp phải nêu ra vấn đề, bởi lẽ, doanh nghiệp là người va chạm, là người trực tiếp bị thiệt hại. Đó cũng là chính là một biện pháp mà Chính phủ có thể giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức sử dụng tư vấn pháp luật, tư vấn trong các lĩnh vực chuyên ngành không chỉ trong vấn đề TBT mà trong nhiều vấn đề khác cũng là một điều lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt.
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng định kỳ vào 08h55’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/ 

Đọc thêm

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).