Hàng nhái UAV Trung Quốc thắng hàng thật của Mỹ?

Cai Hong CH-5 được khoe có tính năng vượt trội nguyên mẫu MQ-9 Reaper của Mỹ
Cai Hong CH-5 được khoe có tính năng vượt trội nguyên mẫu MQ-9 Reaper của Mỹ
(PLO) -Trung Quốc tuyên bố đã sẵn sàng xuất khẩu nhãn hiệu máy bay không người lái (UAV) mới CH-5 (Cai Hong – Thái Hồng) trên toàn thế giới, sau khi giới thiệu loại UAV này có thông số kỹ thuật vượt trội so với các mẫu tương đương của Mỹ tại Triển lãm Vũ trụ và Hàng không quốc tế ở Chu Hải đầu tháng 11/2016. 

Thi Văn, nhà thiết kế CH-5 tại Học viện Hàng không vũ trụ nói với truyền thông trong nước trước triển lãm, chiếc CH-5 mới của Trung Quốc “có thể thực hiện bất cứ hoạt động nào mà chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ có thể làm, thậm chí còn tốt hơn xét trên phương diện thời gian bay và hiệu quả hoạt động”.

Sánh ngang hàng Mỹ?

Ông khoe, chiếc CH-5 có sải cánh 21m và có thể hoạt động trên không trung khoảng 60 giờ liên tục. Nó có tầm hoạt động tối đa là 6.500km, trong tương lai, tầm bay của chiếc UAV này sẽ được phát triển lên 10.000km với 120 giờ bay, đưa nó trở thành “sát thủ” không người lái có tầm hoạt động xa nhất. CH-5 có thể mang theo 1.000kg trang thiết bị và tới 24 tên lửa.

Trong khi đó, chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ được coi là nguyên mẫu để Trung Quốc phát triển CH-5 chỉ có thể bay trong 27 giờ và có sải cánh 20m. Phía Trung Quốc lý giải sự khác biệt này là nhờ lựa chọn sử dụng một động cơ yếu hơn nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn so với chiếc UAV của Mỹ.

Trung Quốc cho hay họ đã sẵn sàng không chỉ xuất khẩu các UAV này, mà còn cấp phép cho công nghệ để sản xuất nó. “Một số quốc gia nước ngoài đã bày tỏ ý định mua CH-5, và chúng tôi đang đàm phán với họ”, ông Thi nói.

Cũng theo ông, các máy bay CH-5 phù hợp với tất cả các nước tham gia cuộc chiến đấu chống “khủng bố” ở Trung Đông, nhưng nói thêm rằng Trung Quốc không chỉ lên kế hoạch để tiếp cận các nước đang phát triển với giá thành rẻ mà còn để trở thành nước đi đầu về công nghệ trong ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng này.

Dực Long(Wing Loong)có hình dáng giống hệt MQ-1 Pretador của Mỹ
Dực Long(Wing Loong)có hình dáng giống hệt MQ-1 Pretador của Mỹ

“Tiền nào của nấy”

UAV quân sự của Trung Quốc đang ngày càng gây chú ý trên thị trường quốc tế và đang ngày càng lấn lướt các sản phẩm của Mỹ và các nước khác như Israel với thị phần đang gia tăng. Điều này đã trở thành mối quan tâm của các nhà bình luận quân sự.

Mới đây, ông Jurica Dujmovic, bình luận viên chuyên trang quân sự trên trang web MarketWatch của công ty Dow Jones nổi tiếng của Mỹ đã viết bài phân tích về vấn đề này.

Dujmovic viết: Cách đây ít lâu, chuỗi các siêu thị hàng giá rẻ Trung Quốc mọc lên ở mọi ngóc ngách của Croatia. Dân địa phương có một “bí quyết” mà ai cũng biết: Nếu không đủ tiền để mua sắm những mặt hàng hiệu thì hãy đến các siêu thị hàng Tàu, đảm bảo bạn sẽ tìm được những sản phẩm nhái giá rẻ mà chất lượng rất khá.

Tương tự, trên thị trường UAV quân sự thế giới hiện nay cũng vậy, so sánh với các UAV chất lượng cao của Mỹ, các UAV hàng nhái của Trung Quốc không những giá cả rất rẻ, mà việc mua bán lại rất dễ dàng, thuận tiện. 1 chiếc MQ-1 Predator của Mỹ được bán với giá 4 triệu USD, với số tiền đó người ta có thể mua được 4 chiếc “Dực Long” (Wing Loong) của Trung Quốc.

Tuy nhiên cũng có một số chuyên gia chỉ ra vấn đề tính năng của UAV quân sự Trung Quốc. Kavin Wong, một chuyên gia công tác trong cơ quan tư vấn quốc phòng HIS Jane’s, phụ trách đưa tin về khoa học kỹ thuật quân sự khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã viết bài đăng trên Thời báo New York, cho rằng: “Trung Quốc luôn gặp đầy rẫy khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển động cơ máy bay, trong việc sản xuất UAV cũng không ngoại lệ. Cho nên tóm lại là: tính năng của UAV Trung Quốc không xuất sắc cho lắm”.

Một chiếc MQ-9 Reaper
Một chiếc MQ-9 Reaper

Mặc dù tính năng của các UAV do Trung Quốc sản xuất không thể so sánh được với UAV của Mỹ, nhưng vì sao UAV của họ vẫn tiêu thụ tốt trên thị trường? Các nước Ai Cập, Pakistan, Nigeria, UAE…hiện đều sở hữu các UAV của Trung Quốc.

Loại Wing Loong nói ở trên bán với giá 1 triệu USD, rẻ hơn cả xe tăng, nen đối với các quốc gia ngân sách chi cho quân sự hạn hẹp thì việc mua UAV Trung Quốc có tác dụng thực tế: hiện đại hóa được kỹ thuật quân sự trong điều kiện ngân sách quốc phòng cho phép.

Mỹ hạn chế xuất khẩu, UAV Trung Quốc “tung cánh”

Nhưng điều cần lý giải ở đây là: “Vì sao UAV Trung Quốc tiêu thụ khả quan?”, rõ ràng giá rẻ không phải là nguyên nhân duy nhất. Mỹ không những không thể oán trách Trung Quốc bán phá giá, mà phải tự trách mình trước.

Chính những quy định khắt khe về xuất khẩu và đủ kiểu hạn chế đã tạo thuận lợi giúp cho Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường. Ví dụ, Mỹ cùng các nước phương Tây ký kết Hiệp ước MTCR (Missile Technology Control Regime – Chế độ khống chế tên lửa và kỹ thuật tên lửa) nhằm ngăn chặn việc lan truyền kỹ thuật tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái.

Trong nước Mỹ cũng có đủ loại quy định xuất khẩu, hạn chế chặt chẽ việc Mỹ bán cho các đồng minh UAV cùng kỹ thuật về nó. Các quốc gia có nhu cầu về UAV thấy mua hàng của Mỹ quá khó khăn nên quay hết sang Trung Quốc; tuy sản phẩm chức năng có kém hơn nhưng việc mua bán rất dễ dàng.

Bên cạnh đó, kỹ thuật UAV của Trung Quốc cũng phát triển rất nhanh. Tại Triển làm hàng không quốc tế Chu Hải hồi tháng 11/2016, Trung Quốc trình làng một loại UAV mới đã được nhiều nước quan tâm. Trung Quốc cũng thể hiện cho thấy họ có tiềm năng rất mạnh trong lĩnh vực phát triển UAV. Loại UAV tiêu biểu cho kỹ thuật tiên tiến này một khi được tung ra thị trường, nhất định sẽ là mặt hàng bán chạy.

Sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo UAV rất có thể đã nằm ngoài mọi dự đoán của nhiều người trong nghề. Ví dụ loại “Vân Ảnh” (Cloud Shadow) được giới thiệu tại Chu Hải. Đây là mẫu UAV tàng hình đầu tiên của Trung Quốc. Nó có thể được treo dưới cánh các máy bay khác và được phóng đi như bom hay tên lửa.

MQ-1 Pretador của Mỹ
MQ-1 Pretador của Mỹ

Mang dáng dấp của RQ-4 Global Hawk là một loại máy bay trinh sát không người lái của Mỹ, Vân Ảnh được thay thế động cơ phản lực để có tốc độ nhanh hơn. Với chiều dài 9m, sải cánh 17m, Vân Ảnh có trọng lượng cất cánh 3 tấn, hiện có 3 biến thể trinh sát-tiến công, trinh sát điện tử và trinh sát chụp ảnh.

Loại trinh sát- tấn công được thiết kế 6 mấu treo có thể mang bom thường, tên lửa cỡ nhỏ và bom có điều khiển. Đáng chú ý nó có thể mang tên lửa chống hạm cỡ nhỏ YJ-9E để tiêu diệt các tàu mặt nước cỡ nhỏ.

Tại triển lãm, Trung Quốc còn công bố đoạn phim video cho thấy các UAV cỡ nhỏ của họ hiệp đồng với nhau bằng kỹ thuật bầy ong. UAV của Trung Quốc đã lấp vào những chỗ trống của UAV Mỹ, chiếm một tỷ lệ lớn trên thị trường quốc tế, hiện đã trở thành lực lượng rất đáng nể.

Vân Ảnh không chỉ là loại UAV tàng hình đầu tiên có mặt trên thị trường quốc tế, nó còn có những ưu thế khác. Các loại UAV kiểu cũ của Trung Quốc không những tốc độc chậm, độ cao cũng rất bình thường, chỉ thích hợp sử dụng trong các cuộc chiến đấu chống phản loạn quy mô nhỏ hay xung đột quân sự cục bộ.

Tuy nhiên, nay có thể tưởng tượng bản nâng cấp UAV Vân Ảnh có thế giúp các khách hàng mua nó gia tăng đáng kể năng lực tác chiến trong các cuộc xung đột cấp quốc gia vì hành trình và sức mang của nó đều được gia tăng mạnh. Trong tương lai không xa, chúng ta không chỉ nhìn thấy Vân Ảnh có mặt trong các cuộc xung đột cục bộ, mà còn có thể thấy nó xuất hiện trong các điểm nóng, các cuộc chiến tranh quốc tế.

Một điều nữa khiến các nhà bình luận quan tâm là, ảnh hưởng của các UAV Trung Quốc đang ngày càng được nâng cao không ngừng, lặng lẽ làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng quân sự giữa các nước. Do nhiều khách hàng bị hạn chế về ngân khố chi cho quân sự nên UAV Trung Quốc mới không chiếm lĩnh thị trường.

UAV CH-5 của Trung Quốc được giới thiệu có thể sánh ngang với MQ-9 Reaper của Mỹ
UAV CH-5 của Trung Quốc được giới thiệu có thể sánh ngang với MQ-9 Reaper của Mỹ

Nhưng có một điều không thể nghi ngờ lagf: UAV Trung Quốc quyết không chỉ hài lòng với việc xuất hiện tại các cuộc xung đột cục bộ hoặc có tính khu vực. Lịch sử cho thấy, mọi cuộc chiến tranh quy mô lớn đều khởi nguồn từ các tranh chấp khu vực. Vì vậy, UAV quân sự của Trung Quốc sẽ có cơ hội để thể hiện trong các vũ đài lớn.../.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.