Gỡ khó để kinh tế tư nhân thành “rường cột nước nhà”

Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ với năng lực cạnh tranh yếu. Ảnh minh họa nguồn Internet
Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ với năng lực cạnh tranh yếu. Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLVN) - Hơn 10 năm trước, khi Việt Nam gia nhập WTO, người ta đã ví von khối kinh tế tư nhân  như “đội thuyền thúng” đi ra biển lớn để bày tỏ sự lo ngại trước quá trình hội nhập sâu rộng. Giờ đây, khu vực này đã phát triển mạnh mẽ, thay đổi cả về chất và lượng, nhưng những trăn trở vẫn còn đó khi thống kê vẫn có đến 97% số doanh nghiệp tư nhân là quy mô vừa và nhỏ. 10 năm qua, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn phát triển chưa xứng tiềm năng, do đâu?

Vì sao chưa thể lớn?

Theo dự báo của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, đến năm 2020, khu vực kinh tế tư nhân có thể sẽ đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam, năm 2025 đóng góp khoảng 75%, đến 2030 đóng góp khoảng 80%. Tuy nhiên, điểm yếu của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay là qui mô doanh nghiệp còn quá nhỏ, thiếu các doanh nghiệp cỡ lớn và vừa. 

Số liệu thống kê cho thấy, có đến 97% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, có đến 80% số doanh nghiệp tư nhân có vốn kinh doanh dưới 5 tỉ đồng và 87% số doanh nghiệp tư nhân sử dụng dưới 50 lao động.

Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đưa ra con số về quy mô doanh nghiệp tư nhân, quan trọng hơn như một chuyên gia kinh tế nhận định: “Khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự đủ lớn, việc trở thành động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế Việt Nam sẽ vẫn là kế hoạch”.

Đã có rất nhiều ý kiến bàn luận về nguyên nhân của tình trạng “không lớn được” này. Trong đó, “tâm lý quản lý vẫn có cái gì đấy e ngại đối với kinh tế tư nhân” được ĐBQH Trần Văn Lâm thẳng thắn chỉ ra. Đáng nói là, tâm lý này lại không xuất phát từ những người đứng đầu Chính phủ mà do một số vướng mắc về tư duy ở các cấp thấp hơn. 

Thực tế, ngay từ khi mới nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh nhiều lần về khái niệm “Nhà nước liêm chính, phục vụ”. Không chỉ dừng lại ở tuyên bố, Thủ tướng hiểu rõ cần phải có hành động. Và ông đã thiết lập ra Tổ công tác của Thủ tướng với 11 thành viên, đứng đầu là Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong đó nhấn mạnh việc thực thi Nghị quyết 19, Nghị quyết 35.

Tinh thần của Người đứng đầu Chính phủ là như vậy nhưng các cấp thấp hơn dường như chưa thấm nhuần được. Hệ quả của nó là số điều kiện kinh doanh từng có thời “đẻ” ra đến hơn 5.200 điều kiện. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận cần phải trả 0,7-1 đồng tiền chi phí không chính thức”.

Doanh nghiệp tiên phong còn phải hứng nhiều “gạch đá”

Dường như doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng với cách đối xử tương xứng, như nhận định của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Nghịch lý của chúng ta là ở chỗ, chúng ta vẫn coi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo; trong khi các doanh nghiệp tư nhân, với nhiều tỷ phú mới xuất hiện, chỉ được coi là lực lượng quan trọng sau 30 năm Đổi mới”. 

Đáng tiếc là, các tập đoàn được kỳ vọng là những “sếu đầu đàn” dẫn dắt kinh tế tư nhân trở thành “rường cột” nước nhà như: Vin Group, VietjetAir, SunGroup, FLC... mà ông Thiên nhắc đến đúng như nghĩa đen của vai trò “tiên phong” này, ngoài việc phải đối mặt với đủ loại khó khăn về rào cản thể chế, vốn, thị trường và nguồn nhân lực thì còn phải “đứng mũi chịu sào” từ sức ép dư luận khi sắm vai “mở đường” trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên đã nhiều lần bày tỏ quan ngại: “Mỗi doanh nghiệp không nên chỉ được coi là tài sản riêng của các cá nhân giàu có mà còn phải được coi là nguồn lực, là sức mạnh quốc gia. Họ là lực lượng đại diện Việt Nam tham gia cạnh tranh toàn cầu, mang lại lợi ích phát triển cho đất nước.

Phải nhìn cả khía cạnh ấy chứ đừng cứ vùi dập theo nghĩa là họ chỉ biết đút tiền vào túi rồi chiếm của xã hội nhiều quá. Nếu chỉ nhìn thế thì quá phiến diện. Trên mạng ai có ý kiến thì dễ, nhưng ra đối chất, thảo luận công khai ở các diễn đàn, thì khi đó phải thử thách bằng các luận điểm, luận chứng, chứ không thể vung ý kiến cá nhân ra được. Đừng để chỉ tự do ngôn luận cá nhân, nhiều khi thành “quá đà”, không phải thúc đẩy phát triển, mà thành cản trở phát triển”. 

Thực tế, dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực để “nâng đỡ” kinh tế tư nhân, nhưng thành tựu vẫn dừng ở việc loay hoay cởi trói, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Chúng ta chưa làm được nhiều theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và yểm trợ cho khu vực tư nhân phát triển.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI bày tỏ trăn trở: “Khảo sát PCI của VCCI những năm qua đã cho thấy sự yếu kém của các thiết chế pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp đang là một trong những mối quan ngại hàng đầu. Cần bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính như bảo vệ “tài sản quốc gia”. Những nỗ lực này sẽ giúp an lòng doanh nghiệp và động viên họ cống hiến hết mình cho sự phát triển quốc gia”. 

Sự ủng hộ của Nhà nước, đồng thuận của cộng đồng và đồng lòng từ chính nội tại doanh nghiệp sẽ là chìa khóa để làm nên những doanh nghiệp lớn. Không một nước nào lớn lên từ ngoại lực, tất cả phải nhờ nội lực của đất nước đó.

Những doanh nhân dân tộc thời kỳ mới đã sẵn sàng cho hành trình ghi tên Việt Nam vào bản đồ kinh tế thế giới, như lời ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch  HĐQT Tập đoàn Sun Group: “Chúng tôi mong muốn có được sự cởi trói, sự ủng hộ để doanh nghiệp tư nhân làm được nhiều hơn nữa cho đất nước, đóng góp cho những lĩnh vực mà trước nay chỉ có nhà nước làm hoặc chỉ có các Tập đoàn nước ngoài có thể làm được”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Đọc thêm

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.