Giảm giá FIT điện gió: Doanh nghiệp trong nước bị lấn át

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là quan điểm của ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng Xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Pháp luật Việt Nam về Dự thảo chính sách giá điện gió mới của Bộ Công Thương.

Xin ông cho biết quan điểm của Euro Cham về chính sách giá điện gió hiện nay và kế hoạch về cơ cấu giá sắp tới của Việt Nam?

- Biểu giá bán điện năng cố định hỗ trợ (FIT) mới do Bộ Công Thương đề xuất cho các dự án năng lượng gió trên bờ và gần bờ vận hành thương mại từ tháng 11/2021-10/2022 có mức giá thấp hơn khoảng 17% so với mức có hiệu lực đến tháng 10/2020.

Theo Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC), đây là một trong những mức giảm mạnh nhất tính đến thời điểm hiện nay trên thị trường năng lượng gió toàn cầu. Mặc dù chi phí của công nghệ điện gió và xây dựng nhà máy đã giảm trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa giảm đủ nhiều để có thể đưa ra mức cắt giảm cao như thế này. 

Vậy theo ông, giá FIT điện gió đang được đề xuất giảm sẽ tác động như thế nào đến phát triển điện gió ở Việt Nam và đến doanh nghiệp đầu tư?

- Điều đầu tiên có thể nhìn thấy là việc giảm giá FIT sẽ khiến các nhà đầu tư phải xem xét lại kế hoạch đấu thầu các dự án năng lượng điện gió và theo GWEC, vị trí thị trường năng lượng gió hàng đầu của Việt Nam sẽ gặp rủi ro. Đặc biệt, sự thay đổi về biểu giá có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành gió. Điều này gây khó khăn hơn trong việc thu hút đầu tư và ảnh hưởng đến khả năng của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trong việc phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam.

Ngoài ra, một tác động khác nữa có thể xảy ra, là các công ty lớn có nguồn lực và bí quyết kỹ thuật để phát triển năng lượng gió ngoài khơi sẽ tăng thị phần. Thị trường điện gió của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Đặc biệt, chi phí sản xuất năng lượng ngoài khơi vẫn cao bên cạnh các rào cản kỹ thuật cao. Do đó, việc giảm FIT, trên thực tế, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp quốc tế lớn có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, lấn át các công ty trong nước.

Bên cạnh đó, trong thập kỷ tới, Quy hoạch điện VIII với dự kiến sản xuất 8 GW điện gió khó có thể hoàn thành bởi nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kết hợp với sự tái cơ cấu (theo chiều hướng giảm) của FIT. Chính vì vậy, trừ khi có các chính sách mới được áp dụng, nếu không GWEC ước tính rằng sản lượng mục tiêu này sẽ chỉ đạt được 50%.

Vậy FIT có phải yếu tố tiên quyết trong quyết định đầu tư điện gió, thưa ông?

- FIT không phải là yếu tố có tác động quan trọng duy nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế. Khả năng chiết khấu ngân hàng và phạm vi hoạt động của các Thỏa thuận mua bán điện (PPA), tính chắc chắn liên quan đến các thủ tục hành chính, việc bố trí sử dụng đất và khả năng dự đoán dài hạn về lợi nhuận đầu tư cũng là những yếu tố quan trọng được cân nhắc đến khi quyết định đầu tư. 

Yếu tố dài hạn mang tính đặc biệt quan trọng, vì ngay cả các dự án năng lượng điện gió trên bờ cũng mất khoảng hai năm để đi vào hoạt động. Trong khi đó, để khuyến khích đầu tư hơn nữa trong tương lai, Chính phủ có thể cho phép các nhà sản xuất bán nhiều điện sau công tơ hơn hoặc các DPPA (cơ chế cho phép khách hàng sử dụng điện có cam kết hoặc mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trực tiếp) cho người tiêu dùng, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào sức mua của EVN từ các trang trại điện gió quy mô lớn. Chính sách này có thể giảm chi phí cho tất cả mọi người và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường.

Về cơ bản, chính sách giá sẽ tác động đến người tiêu dùng cuối. Nếu giảm được giá mua các nguồn điện, người tiêu dùng cuối sẽ không bị áp lực về chi phí giá điện. Đây có thể là một lý do khiến cho Bộ Công Thương đưa ra dự thảo chính sách giá FIT điện gió giảm? Ông có chia sẻ gì về quan điểm này?

- Không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa giá mà EVN trả và giá mà họ tính cho người tiêu dùng, đây là kết quả của việc trợ giá năng lượng. Về trung hạn, trợ cấp năng lượng cuối cùng không bền vững là do mức tăng tiêu thụ năng lượng trong tương lai của Việt Nam - hệ quả của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tất nhiên, những người dùng có thu nhập thấp hơn vẫn nên được bảo vệ.

Tuy nhiên, đối với các hộ tiêu thụ điện khác, đặc biệt đối với những người sử dụng năng lượng nặng như các nhà sản xuất thép và xi măng công nghiệp quy mô lớn - biểu giá cần được điều chỉnh để đảm bảo một thị trường năng lượng bền vững trong dài hạn. Việt Nam có tiềm năng tự nhiên rất lớn để phát triển điện gió, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao. Ngoài ra, với môi trường pháp lý phù hợp, năng lượng gió có thể là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững và hỗn hợp năng lượng của đất nước. 

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.