Giải mã nguyên do giá vàng "nhảy múa" bất thường

Ngay sau khi xảy ra sự kiện liên quan đến “bầu” Kiên, dù giá vàng thế giới biến động không đáng kể, nhưng giá vàng trong nước đã có những phiên dậy sóng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những chính sách tác động mạnh mẽ tới thị trường vàng.

Ngay sau khi xảy ra sự kiện liên quan đến “bầu” Kiên, dù giá vàng thế giới biến động không đáng kể, nhưng giá vàng trong nước đã có những phiên dậy sóng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những chính sách tác động mạnh mẽ tới thị trường vàng.

Tranh thủ thời cơ tạo “sóng”

Sáng 22/8, giá vàng SJC đã lập đỉnh trong vòng 5 tháng qua, với mức giá 44,8 triệu đồng/lượng. Sau đó, ngày 23/8, giá vàng SJC giảm còn 44,27 triệu đồng/lượng. Sáng 24/8, giá vàng trong nước lúc mở cửa sụt về dưới 44 triệu đồng/lượng, nhưng tăng trở lại ngay sau đó, giữ mức 44,27 triệu đồng/lượng. Nếu so với đỉnh giá 44,8 triệu đồng/lượng thiết lập vào sáng qua, thì giá vàng đã giảm 550.000 đồng mỗi lượng.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, giá vàng trong nước đã tăng 2 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, dù không còn ở mức chênh gần 3 triệu đồng/lượng tại thời điểm giữ “đỉnh”, nhưng giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 1,8 triệu đồng/lượng.

Sự đột biến của giá vàng không nằm ngoài dự tính của nhiều người sau sự kiện “bầu Kiên” bị bắt giam với tội danh “kinh doanh trái pháp luật”, trong khi cá nhân và gia đình nhân vật này nắm giữ cổ phiếu của nhiều ngân hàng và được cho là có ảnh hưởng nhạy cảm trên thị trường tài chính. Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, khi bất động sản vẫn chưa là mục tiêu đầu tư tin cậy, niềm tin vào ngân hàng bị ảnh hưởng bởi “sự kiện bầu Kiên”, thì vàng trở thành lựa chọn đầu tư.

Chính vì thế, thị trường đã không bỏ qua cơ hội để tạo nên những “đợt sóng” như mấy ngày vừa qua. “Nhìn vào thị trường, vàng tạo sóng dữ dội. Thế nhưng, khác những đợt sóng trước, lần này không nhiều cảnh chen chúc bán mua. Điều đó cho thấy nhu cầu không có thực, mà là giới đầu cơ tranh thủ cơ hội để tạo sóng kiếm lời” – một chuyên gia nói.

Vậy nên ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra 2 văn bản quản lý thị trường vàng, thì ngay đầu giờ sáng 24/8, giá vàng đã hạ nhiệt để thăm dò thị trường. Và ngay khi khách hàng bắt đầu đi “thăm dò” phản ứng về thu mua vàng miếng, giá vàng lại được điều chỉnh tăng lên.

Hai liều thuốc đặc trị

Cuối ngày 23/8, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 2 văn bản được coi là “liều thuốc đặc trị” dành cho thị trường vàng bất kham. Quyết định 1623/QĐ-NHNN đã chính thức công bố việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thuộc độc quyền Ngân hàng Nhà nước và đó là nền tảng pháp lý quan trọng để nhà điều hành bổ sung nguồn cung vàng miếng, can thiệp thị trường khi cần thiết, nhất là trong mấy ngày gần đây. Theo đó, SJC chỉ là đơn vị gia công theo đơn đặt hàng của NHNN, theo kế hoạch của NHNN.

Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư số 24/2012/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung điều 1 Thông tư số 11/2011/TT-NNHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, với hai nội dung đặc biệt quan trọng.

Một, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “tổ chức tín dụng không được thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng”. Đây được đánh giá là quy định nhằm chấn chỉnh các tổ chức tín dụng không được tiếp tay cho đầu cơ thao túng thị trường vàng như nhiều năm trước đây.

Hai, Ngân hàng Nhà nước đưa ra “hướng mở” để đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng khi người dân/tổ chức rút vàng ra để bán ngoài thị trường khi quy định, “để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay bằng vàng giữa một số tổ chức tín dụng với nhau”.

Các chuyên gia tài chính cho rằng, với những quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức gom vàng về một mối, và mặc dù chấp nhận quyền sở hữu và các giao dịch mua bán vàng miếng của mọi tổ chức cá nhân nhưng chỉ mua bán đối với thương hiệu vàng miếng quốc gia SJC, và có thể thu lại ở những địa chỉ giao dịch nhất định. Việc quản lý vàng như nói trên sẽ ổn định được thị trường vàng, không để chúng tác động tiêu cực tới ổn định tỷ giá và lãi suất.

“Nhiều khả năng trong những ngày tới, giá vàng sẽ giảm sâu so với mức điên loạn của những ngày vừa qua” – một chuyên gia nhận định.

Mở ra lời giải về lo ngại liên quan đến việc những thương hiệu vàng “phi SJC” bị ép giá so với SJC, Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép chuyển đổi những loại vàng này sang vàng SJC bằng quyết định “Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc cho phép chuyển đổi vàng miếng khác (bao gồm các loại vàng miếng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất trong từng thời kỳ, trừ vàng miếng SJC) thành vàng miếng SJC”. Còn các loại vàng SJC “xịn” nhưng bị cong vênh, bóp méo, biến dạng, Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép chuyển đổi thành vàng SJC.

Bách Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.