Giá quế tăng kỷ lục, đồng bào vừa mừng đã vội lo

Những chú ngựa là phương tiện thích hợp nhất để vận chuyển quế ra trung tâm xã vì đường sá còn quá trắc trở
Những chú ngựa là phương tiện thích hợp nhất để vận chuyển quế ra trung tâm xã vì đường sá còn quá trắc trở
(PLO) - Những ngày này, khắp các nẻo đường huyện Văn Yên (Yên Bái) đều  thoang thoảng hương thơm của quế tươi mới thu hoạch, vỏ quế được phơi khô, chất đống đợi ngày bán hay cả những bó lá quế xanh đang trải dài theo hai bên đường...
Giá vỏ quế tăng kỷ lục
Dừng chân ở Châu Quế Hạ, một trong 8 xã trọng điểm vùng quế, tôi bắt gặp cảnh người dân tất bật bóc quế, phơi, chẻ, chặt, tỉa cành, bó lá quế khô, đóng bầu để chuẩn bị trồng quế mới. Một bức tranh lao động căng tràn sức sống của đồng bào dân tộc Dao, Tày nơi đây.
Để tìm đến thương hiệu quế sạch, nhiều dầu, theo chân cán bộ địa phương chúng tôi đến gia đình anh Triệu Đức Văn ở thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ. Chiều muộn, gia đình anh vừa ở trên nương quế về, theo sau là 2 con ngựa thồ đầy quế tươi mới thu hoạch, mặt ai cũng lem luốc mồ hôi nhưng tươi rói nụ cười mời chúng tôi vào nhà.
“Nhà cũng trồng được nhiều quế, thật sự có nhiều đồi, ở nhiều điểm khác nhau nên cũng không biết được khoảng bao nhiêu hecta. Bây giờ quế được giá thì tranh thủ bóc thôi chứ ngày xưa quế rẻ lắm, mỗi kilôgam vỏ quế khô lúc đó là 21 nghìn, giá xuống thấp nhất là 15 nghìn đồng/kg, trồng quế hồi đấy không ăn thua đâu, hai năm nay mặt hàng này mới bắt đầu “rục rịch” tăng giá, có khoảng thời gian vỏ quế phơi khô tăng kỷ lục lên tới 48 nghìn đồng/kg. Vụ trước nhà tôi bóc tỉa thôi mà cũng thu về được hơn 20 triệu đấy; thời điểm quế được giá như bây giờ, bóc trắng đồi chắc phải được vài trăm triệu”, anh Văn hồ hởi chia sẻ.
Ngụ cùng thôn Khe Bành, gia đình ông Bàn Tiến Kim được biết đến là những người đầu tiên mang quế về với bản. “Bà con trong làng này chủ yếu sống dựa vào cây quế, làm giàu từ cây quế, mà quế trong Khe Bành là loại “quế sạch”, nhiều dầu nên nhiều nhà máy, công ty muốn thu mua lắm. Nhà tôi có 6 hecta quế, loại to, nhỏ có hết, quế bây giờ giá cả cũng cao, nhưng không ổn định nên tôi đang phải tính đến chuyện thuê mướn người bóc cho kịp mùa vụ”, ông Kim cho biết.
Bán lá cũng thu tiền triệu
Trước đây dân vùng quế chỉ bóc bán vỏ quế, nhưng những năm trở lại đây, các nhà máy quế đã giúp bà con tận dụng tất cả các bộ phận của cây từ vỏ, thân gỗ cho tới lá quế (cành và lá). Lá quế sau khi thu hoạch bán cho nhà máy nấu tinh dầu quế với giá dao động từ 1.500 – 2.000 đồng/kg, có nhiều hộ dân cũng sắm riêng cho mình bộ nấu dầu, đem lại năng suất cao. 
Ông Sang, trú tại thôn Trạc, Châu Quế Hạ chia sẻ: “Lá quế chứa rất nhiều dầu nhưng trước đây không được mọi người tận dụng, bây giờ thì không ai bỏ đi cả, mọi người bó lá bán cho doanh nghiệp cũng được giá lắm. Nhà tôi riêng bán lá quế cũng thu về gần chục triệu đồng”.
Thương lái ép giá, thị trường bấp bênh
Làng Bành cách trung tâm huyện Văn Yên 32km về hướng Bắc, đường đi vào bản rất khó khăn, người điều khiển xe gắn máy đòi hỏi phải có tay lái “lụa”. Đây là con đường mòn, hai bên đường là những hố sâu lõm xuống do ô tô chạy nhiều, chiếc xe wave “gầm gừ”, oằn mình vượt qua từng dốc đá thẳng đứng, gồ ghề, hiểm trở. 
Đường vào làng Bành phải đi qua gần 10 con suối, nước chảy khá xiết, bên dưới lại nhiều đá, rất nguy hiểm, vào mùa mưa lũ người dân trong bản bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Và đó là lý do các thương lái, mối buôn ép giá người dân nơi đây.
“Đường sá như thế này vận chuyển quế ra ngoài bán cũng khó khăn lắm, mà bán trong đây thì người ta trả giá thấp hơn nhiều so với ở ngoài tầm 3 đến 4 giá. Nhà tôi bóc được nhiều thì chịu khó thồ ngựa, chở xe máy ra ngoài bán thôi chứ ở trong này, bán nhiều cũng xót lắm” - ông Bàn Tiến Kim bày tỏ.
Anh Dương, một người chuyên đi thu mua vỏ quế thừa nhận đường vào trong bản đi lại rất khó khăn nên giá quế thấp hơn vài giá so với ở ngoài trung tâm xã “cũng hợp lý”.
Chủ tịch xã Châu Quế Hạ Hoàng Vịnh nhận định: “Khe Bành là một địa chỉ tin cậy về cây quế, khí hậu thuận lợi cũng như đất tốt phù hợp nên loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều dầu, đem lại thu nhập cao cho bà con. Tuy nhiên, về giá cả cây quế chưa được ổn định, lúc thăng, lúc trầm, thêm nữa là khu vực này cách xa trung tâm xã, đường sá hết sức khó khăn cho nên trồng, thu hoạch được nhưng lại bị nhiều thương lái ép giá, giảm xuống 1/3 so với giá cả thị trường”. 
Nói về giải pháp, ông Vịnh cho hay đã có quyết định về xây dựng dự án đường vào trong thôn, dự kiến đến năm 2020 mới bắt đầu triển khai. “Nhưng cũng còn nhiều khó khăn” - ông Vịnh nói.
Ngoài câu chuyện đường sá, hạ tầng, vấn đề quy hoạch, dự báo thị trường cũng được người trồng quế hết sức quan tâm. Được mùa nhưng chưa thực yên tâm, cười đấy nhưng đã vội lo vì chưa biết phía trước như thế nào…

Đọc thêm

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.