“Giả chết” 20 năm đánh lừa cơ quan thuế

“Giả chết” 20 năm đánh lừa cơ quan thuế
(PLO) - Tổng cục Thuế cho biết, từ năm 2013 Việt Nam bước đầu áp dụng thí điểm cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá (APA) - doanh nghiệp lỗ hay lãi thì khoản thuế phải nộp là không đổi theo mức giá tính thuế được thỏa thuận từ trước – như một  giải pháp hữu hiệu trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI…
Là doanh nghiệp FDI thuộc “thế hệ đầu tiên” vào Việt Nam, đã báo lỗ tới gần 20 năm trong suốt thời gian hoạt động, mới đây, Cty Hualon Corporation (100% vốn nước ngoài từ liên doanh Malaysia, Đài Loan và British Virgin Island, hiện đang hoạt động tại KCN Nhơn Trạch 2, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai,  chuyên về sản xuất sợi và dệt vải) mới bị cơ quan chức năng phát hiện là một “đại gia” chuyển giá “khủng”. 
Theo báo cáo của cơ quan thuế, thậm chí có trường hợp doanh nghiệp này kê khai đã nhập khẩu một bộ dây chuyền dệt vải từ bên liên kết nước ngoài với giá gần 16 triệu USD, tuy nhiên, sau đó bộ dây chuyền này được bán cho công ty khác với giá thấp hơn tới 40 lần, khoảng 400.000 USD.  
Một “đại gia” chuyển giá “khủng” khác là Keangnam. Sau 5 năm vào Việt Nam, báo lỗ liên tục, mới đây “đại gia” Hàn Quốc đã “lộ sáng” hành vi vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Keangnam đã bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp lên tới 95,2 tỷ đồng. 
Đủ chiêu “rút lõi”
Thực tế cho thấy, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết, nên tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa  sẽ ngày càng có nhiều sự đa dạng và tinh vi hơn về thủ thuật chuyển giá.
Hành vi chuyển giá được nhận diện  dưới hình thức doanh nghiệp thực hiện khai thuế tại những nơi có mức thuế thấp nhất để hưởng lợi nhờ chênh lệch mức thuế. Các công ty thường khai thuế theo cơ sở “hạch toán toàn ngành” tại nơi nào có mức thuế thấp nhất trong số các địa phương có trụ sở, chi nhánh hoặc nơi bán hàng của công ty; tăng chi phí khấu hao, giảm thu nhập chịu thuế trên cơ sở nâng giá trị tài sản cố định, máy móc, thiết bị hoặc giá trị chuyển giao các tài sản vô hình như công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền, nhãn mác, kỹ thuật quản lý điều hành và các dịch vụ khác trong góp vốn đầu tư. 
Theo kết quả kiểm tra mới đây của Bộ Công Thương, ít nhất 40 liên doanh đã sử dụng chiêu thức đơn giản này. Ví dụ, Cty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (BGI) định giá dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI ở Tiền Giang là 30,85 triệu USD, nhưng sau đó công ty chuyên về giám định SGS thẩm định lại chỉ còn 23,55 triệu USD. 
Các doanh nghiệp sẽ chịu lỗ hình thức nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế và giảm số thuế phải nộp trên cơ sở nâng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nâng lãi suất, chi phí vay vốn, khai tăng chi phí trả lương, đào tạo, chi phí quảng cáo, bán hàng nhằm tăng chi phí, tăng giá thành, hoặc hạ giá bán sản phẩm đầu ra (thậm chí với giá thấp hơn giá thành sản xuất) cho một công ty liên kết trong nội bộ của tập đoàn, hoặc giữa hai công ty độc lập về hình thức pháp lý, nhưng hạch toán nội bộ chung. Trường hợp này thường xảy ra khi công ty mẹ hoặc công ty liên kết bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận phát sinh vào những doanh nghệp hiện đang hưởng chế độ ưu đãi thông qua các mối giao dịch liên kết.
Tầm soát gian lận
Đấu tranh với tình trạng này, Bộ Tài chính đã phê duyệt Chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012- 2015. Theo Tổng cục Thuế, từ năm 2013 Việt Nam bước đầu áp dụng thí điểm cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá (APA) như giải pháp hữu hiệu trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI.
APA là thỏa thuận trước giữa cơ quan thuế và người nộp thuế về cơ sở tính thuế và phương pháp xác định giá trong các giao dịch. Theo đó, doanh nghiệp lỗ hay lãi thì khoản thuế phải nộp là không đổi theo mức giá tính thuế được thỏa thuận từ trước. Cơ chế này mới được áp dụng từ ngày 1/7 theo quy định tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành Thuế cho rằng, để sử dụng APA một cách hiệu quả, Việt Nam cần tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu để nắm rõ thông tin về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quy định doanh nghiệp cư trú hay không cư trú, nâng cao năng lực phân tích thị trường để có cơ sở đưa ra giá thỏa thuận hợp lý, khả thi.

Tin cùng chuyên mục

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Đọc thêm

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.