Gạo Việt mất giá, lỗi tại các “ông lớn“?

Từ đầu năm đến nay, thị trường XK gạo thương mại của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do không thể cạnh tranh được với các loại gạo của Ấn Độ, Philiipines hay Thái Lan vì giá bán của họ thấp hơn giá thành của Việt Nam
Từ đầu năm đến nay, thị trường XK gạo thương mại của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do không thể cạnh tranh được với các loại gạo của Ấn Độ, Philiipines hay Thái Lan vì giá bán của họ thấp hơn giá thành của Việt Nam
(PLO) - Liên minh “Vì quyền của nông dân và hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Nam” (Liên minh Nông nghiệp) cho rằng, việc tập trung xuất khẩu thông qua một số ít đầu mối khiến các doanh nghiệp lớn có xu hướng tìm những thị trường xuất khẩu các lô lớn loại gạo chất lượng thấp, giá rẻ... 
Thống kê cho thấy, các công ty lương thực nhà nước vẫn chiếm vai trò thống lĩnh trên thị trường xuất khẩu gạo. Thị phần của Vinafood1 và Vinafood2 năm 2013 chiếm hơn 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Các “ông lớn” là tác nhân có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu.
“Tự tay trói mình”
Sở dĩ 2 tổng công ty nhà nước này có vai trò lớn như vậy là do các doanh nghiệp (DN) khác đang bị ràng buộc điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP. Theo đó, DN muốn kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo phải đảm bảo: có ít nhất một kho chuyên dùng dự trữ tối thiểu 5.000 tấn lúa; sở hữu ít nhất một cơ sở xay xát thóc với công suất tối thiểu là 10 tấn thóc/giờ tại tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hóa XK hoặc có cảng biển XK thóc, gạo.  
Theo Liên minh Nông nghiệp, mục tiêu của chính sách này là giảm bớt các đầu mối XK (mà nhiều DN chỉ thuần túy môi giới) nhằm tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán. Hệ quả của chính sách này là tập trung xuất khẩu vào một số DN lớn, loại bỏ các DN nhỏ vì khó đáp ứng được hai điều kiện trên. 
Tuy nhiên, chính sách này lại không đạt được mục tiêu liên kết nhà xuất khẩu với nông dân; thậm chí, còn tạo ra thêm một tầng lớp nữa giữa nông dân và DN xuất khẩu. Đó là các DN thu gom cho các DN xuất khẩu. 
Việc tập trung XK vào một số ít DN khiến những DN lớn này có xu hướng tìm các thị trường XK các lô lớn các loại gạo chất lượng thấp với giá rẻ, thay vì tìm kiếm XK tại các thị trường ngách những loại gạo có chất lượng cao với giá bán cao hơn. 
Chính sách này cũng gây khó khăn cho các DN nhỏ có liên kết với nông dân để XK các giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, đặc sản địa phương, có thị trường đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và tính cạnh tranh cao, nhưng lại không thể trực tiếp XK do không đủ điều kiện về kho chứa, hệ thống xay xát (chủ yếu vì quy mô không cho phép sở hữu các công đoạn đó).
“Ông lớn” nói gì?
Chính phủ đang điều tiết XK gạo thông qua các chính sách về điều kiện đối với DN XK gạo, quy định về hạn chế số lượng DN, quy định giá sàn XK gạo. Và quan trọng hơn là thực hiện các hợp đồng bán gạo tập trung thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tổng công ty lương thực Vinafood1, Vinafood2.
Bà Cao Thị Hạnh, Chánh Văn phòng Vinafood1 phân trần: Trên thực tế, các DN XK có rất ít khả năng dẫn dắt (khuyến khích hoặc hạn chế) sản lượng lúa gạo sản xuất. Điều này hoàn toàn do người trồng lúa quyết định dựa trên nhiều yếu tố (như kỳ vọng của họ về giá cả vụ tới, cơ hội chuyển đổi sang ngành nghề khác, quy hoạch của địa phương...). 
Trong hoạt động kinh doanh lúa gạo vừa qua, các DN đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin dự báo về sản lượng mùa vụ, lượng lúa gạo tồn kho, bởi vì số liệu thống kê dự báo của các cơ quan chức năng nhiều khi cũng không sát với thực tế.
Đại diện Vinafood1 nói cách đánh giá của các nhà nghiên cứu về thị trường gạo hiện nay nghiêng về “đầu ra” nhiều hơn “đầu vào”. Tức là tập trung vào việc tại sao giá bán gạo của Việt Nam thấp và không đảm bảo lợi nhuận cho nông dân, và thông thường trách nhiệm này được cho là thuộc về DN XK.  
Theo bà Hạnh thì thị trường gạo đã hoàn toàn là thị trường mở, DN XK không thể bán gạo với giá cao hơn giá bán của các quốc gia XK khác cho cùng một loại gạo có chất lượng tương đương nhau. Từ đầu năm đến nay, thị trường XK gạo thương mại của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do không thể cạnh tranh được với các loại gạo của Ấn Độ, Philiipines hay Thái Lan vì giá bán của họ thấp hơn giá thành của Việt Nam. 
“Giá thành sản xuất gạo của Việt Nam quá cao so với các nước, trong khi chúng ta chưa có nhiều loại gạo có chất lượng cao để bán với giá đủ để đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng cho cả DN và nông dân. Giá thành cao vì sao? Vì năng suất sản xuất thấp, chính sách hạn điền ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; vì các chi phí đầu vào như giống, phân bón không được kiểm soát giá (lợi nhuận trong kinh doanh giống và phân bón là siêu lợi nhuận so với tỷ suất lợi nhuận của các DN XK gạo)…. Đây hoàn toàn không phải lỗi của các nhà XK” - bà Cao Thị Hạnh, Chánh Văn phòng Vinafood1.

Tin cùng chuyên mục

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Đọc thêm

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.