Du lịch TP.Hồ Chí Minh không thể “ngồi chờ” dịch qua

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh – Một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến với TP.HCM. Ảnh: Bảo Lan
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh – Một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến với TP.HCM. Ảnh: Bảo Lan
(PLVN) - Trước diễn biến khó lường của Covid -19, nhiều quốc gia đóng cửa, các chuyến bay thương mại hạn chế cấp phép, đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động của các hãng hàng không, cũng như các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực du lịch.

Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2020, du lịch TP.HCM chịu những tác động nghiệm trọng, trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực du lịch, mặc dù TP cũng đã chủ động nhiều biện pháp kiểm soát và ứng phó với dịch bệnh từ khi xuất hiện và bùng phát đợt 2.

Tuy nhiên, tác động của dịch COVID-19 vẫn cực kỳ nghiêm trọng. Việc đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội đã khiến cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ  trên toàn địa bàn TP ước tính đạt 826.844 tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngoài thương mại bán lẻ hàng hóa chiếm 64,13%,  dịch vụ khác chiếm 29,9%, thì dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 5,3% - giảm 42,7%, du lịch lữ hành chiếm 0,7% - giảm 72% so với cùng kỳ.

Cụ thể, số liệu báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho thấy, trong 8 tháng của năm 2020, không có lượt khách quốc tế mới đến TP.HCM 0 lượt. Lũy kế 8 tháng doanh thu du lịch đạt 47,423 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ và đạt 32,3% so với kế hoạch năm. Trong khi đó, 8 tháng đầu năm của năm 2019 có 5.532.896 lượt khách và riêng tháng 8/2019 doanh thu đã đạt 91.487 tỷ đồng.

Cũng tại cuộc họp gần đây với các sở - ngành của TP mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, ngành du lịch là một ngành có nguy cơ lây nhiễm với tỷ lệ rất lớn. Do vậy, đề nghị các sở ngành có liên quan cần kết nối chặt chẽ việc thực hiện và triển khai theo nội dung của công văn số 1170/SDL-VP ngày 3/8/2020 và công văn số 1257/SDL-QLLH ngày 18/8/2020 về việc thực hiện an toàn các biện pháp về các công tác kiểm tra, giám sát đối với các công ty lữ hành, người lao động hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, doanh nghiệp hoạt động lưu trú, các cơ sở dịch vụ phục vụ nhu cầu du lịch …

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị, song song với việc triển khai các công tác chuẩn bị cho 2 sự kiện quan trọng đã có kế hoạch từ trước là Lễ hội Áo dài TP.HCM năm 2020 và Giải Marathon quốc tế Techcombank 2020, thì các sở ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch nội địa. "Bởi, thị trường VN là một thị trường giàu tiềm năng du lịch, với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Đặc biệt, chúng ta có thể xây dựng các tour du lịch trải nghiệm mà nhiều địa phương đang có thế mạnh”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhận định.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu, cần tập trung hơn nữa cho công tác triển khai đề án Kinh tế đêm cho TP đã được Chính phủ phê duyệt.

Các công việc cụ thể mà Chủ tịch Phong nêu ra là triển khai 2 nhóm giải pháp chính. Thứ nhất: hoàn thiện và nâng cấp các hoạt động giải trí về đêm đang có trên địa bàn TP, đảm bảo an ninh cho các hoạt động giải trí, thực hiện quảng bá đến các thị trường du lịch về hoạt động, hối hợp với các sở - ngành để gia tăng các hiệu quả hoạt động, ẩm thực, mua sắm về đêm để mang lại giá trị gia tăng.

Thứ hai, triển khai gói giải pháp theo định hướng của Chính phủ, cụ thể trực tiếp đối với doanh nghiệp và người lao động, gián tiếp thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, xây dựng đề án TP.HCM trở thành trung tâm nguồn nhân lực cao. Đồng thời, thường xuyên khảo sát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP, để kịp thời giải quyết nguy cơ thiếu hụt nhân sự…

“Trước sự sụt giảm nghiêm trọng của lĩnh vực du lịch, TP không thể “ngồi chờ” cho dịch qua đi, mà chúng ta phải tìm cách để thích ứng với nó, để phát triển kinh tế ngành du lịch, để góp phần vực dậy toàn hệ thống kinh tế của TP trong những tháng cuối năm”, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kết luận.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.