Dồn lực để tăng hiệu quả công tác tín dụng chính sách ở Sóc Trăng

Tổng Giám đốc NHCSXH  Dương Quyết Thắng thăm hộ gia đình vay vốn trên địa bàn xã Tài Văn, huyện Trần Đề, Sóc Trăng
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng thăm hộ gia đình vay vốn trên địa bàn xã Tài Văn, huyện Trần Đề, Sóc Trăng
(PLO) - Khảo sát công tác thực hiện tín dụng chính sách xã hội dành cho đồng bào Dân tộc thiểu số (DTTS)  tại tỉnh Sóc Trăng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng cho biết, NHCSXH sẽ tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại địa phương.

Với dân số hơn 1,3 triệu người, hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có 20 dân tộc chùng sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 35,87% dân số của tỉnh, chủ yếu là dân tộc Khmer chiếm 30,8%, Hoa chiếm 5,03%. Tổng số hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2017 là 38.304 hộ, chiếm tỷ lệ 11,85%, trong đó số hộ nghèo người DTTS 19.018 hộ, chiếm tỷ lệ 49,65% tổng số hộ nghèo. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân khu vực nông thôn và đồng bào DTTS còn lạc hậu. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đông đồng bào DTTS còn cao, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và ổn định chính trị của tỉnh.

Hiện nay, tại tỉnh Sóc Trăng NHCSXH đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách, trong đó có 12 chương trình có đối tượng là hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng và 2 chính sách tín dụng dành riêng cho hộ đồng bào DTTS là cho vay vốn đối với hộ đồng bào DTTS theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg (trước là Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg); Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg (trước là Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ.

Qua hơn 10 năm thực hiện (từ năm 2007 đến nay), doanh số cho vay đạt 5.972 tỷ đồng, với 444.084 lượt hộ vay, trong đó doanh số cho vay hộ đồng bào DTTS 1.793,4 tỷ đồng, với 150.561 lượt hộ vay. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 30/6/2018 đạt 3.207 tỷ đồng, tăng 2.733,5 tỷ đồng so với năm 2007, tăng gấp 5,9 lần; tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 54%, với 156.638 hộ dư nợ. Riêng hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, cụ thể có 52.648 khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang còn dư nợ, chiếm 33,6% số hộ dư nợ tại NHCSXH, với dư nợ là 1.022,3 tỷ đồng, chiếm 31,9% tổng dư nợ, dư nợ bình quân hộ DTTS đạt 19 triệu đồng/hộ.

Ngoài việc thụ hưởng các chương trình tín dụng như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở... đồng bào DTTS còn được thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách dành riêng cho hộ DTTS, số hộ DTTS có dư nợ tại NHCSXH, chiếm 45,4% số hộ DTTS trên địa bàn tỉnh. Vốn vay của NHCSXH được hỗ trợ để phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 

Cụ thể, qua hơn 10 năm (từ 2007 đến nay), vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho hơn 150 ngàn hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo, trong đó: có trên 63 ngàn hộ thoát nghèo; thu hút và tạo việc làm cho 2.719 lao động, trong đó có 269 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 4.162 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập;xây dựng 14.638 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng 19.664 công trình nước sạch, vệ sinh ở vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn... góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 

 “Vốn vay không những giúp người DTTS làm quen với việc vay vốn SXKD mà còn giúp họ chuyển biến về nhận thức, giúp đồng bào DTTS tự tin, tiếp cận cách thức sản xuất hàng hóa, phát huy sự chủ động, sáng tạo để vươn lên, cải thiện và ổn định cuộc sống, góp phần đẩy lùi tình trạng tín dụng đen ở nông thôn”,  ông Lý Bình Cang - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng đã bày tỏ vui mừng khi được chứng kiến những sự thay đổi của nhiều hộ gia đình DTTS vay vốn chính sách, qua đó không những phát triển kinh tế gia đình mà còn thay đổi nhận thức về tổ chức cuộc sống.

Trước những khó khăn mà cán bộ NHCSXH và hội, đoàn thể nhận ủy thác đang gặp phải trong quá trình chuyển vốn đến tay bà con DTTS, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng chia sẻ: “Trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục kiên trì vận động bà con, hỗ trợ xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình để tạo động lực, kích thích bà con mạnh dạn vay vốn làm ăn. Một khi bà con còn nghèo, địa phương còn hộ nghèo thì chúng ta vẫn phải có trách nhiệm nỗ lực cùng bà con tìm ra giải pháp thoát nghèo”. Tổng Giám đốc cho biết, thời gian tới sẽ quan tâm ưu tiên dành vốn đáp ứng nhu cầu SXKD của các hộ DTTS ở Sóc Trăng, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại địa phương.

Đồng chí Huỳnh Văn Sum - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, thời gian tới địa phương tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và ưu tiên bố trí ngân sách để chuyển qua NHCSXH cho bà con DTTS vay vốn, nghiên cứu xây dựng Quỹ khuyến nông, hỗ trợ KHKT dành riêng cho đồng bào DTTS để chủ động kết hợp với hoạt động hỗ trợ vốn tín dụng chính sách xã hội, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn cho vay.

Tới thăm xã Tài Văn - xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Đoàn khảo sát nhận thấy, từ các chương trình chính sách tín dụng đã được triển khai trên địa bàn xã, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả mang tính thế mạnh của địa phương luôn được nhân rộng và phát huy. Cụ thể là trong chương trình cho vay HSSV thì có em Thạch Thanh Huỳnh ở ấp Chắc Tưng hiện đang là Bác sỹ công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, em Danh Kim Hải là kỹ sư đang công tác tại Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth, em Tăng Thị Phương Hà là giáo viên trường Tiểu học Tài Văn 1 và nhiều trường hợp khác. Trong chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, điển hình như hộ Lâm Thị Sầm Bạch ở ấp Chắc Tưng đã nỗ lực nhân đàn bò từ 1 - 2 con lúc đầu, giờ đã có tới 8 con. Từ chương trình cho vay theo Quyết định 167; 33 có 309 hộ có nhà ở ổn định. Từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, giải quyết việc làm, hộ bà Lâm Thị Hồng Mai ở ấp Bưng Chông đang buôn bán và kinh doanh nhỏ mang lại lợi nhuận ổn định...

Ngay trong buổi làm việc tại UBND xã Tài Văn, trước nhu cầu của bà con về việc tăng vốn và hiệu quả thiết thực của tín dụng chính sách tại địa phương, ông Dương Quyết Thắng đã quyết định bổ sung 5 tỷ đồng vốn cho xã Tài Văn ngay trong năm nay để đáp ứng nhu cầu về vốn SXKD cho các hộ gia đình.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.