Doanh nghiệp nội chạy nước rút

“Ở Vịêt Nam có cái lạ, những vị trí “vàng” lại cấp cho DN  nước ngoài. Trong khi tại Philippines, họ chỉ cấp cho các DN ngoại  những lô đất cách trung tâm 30 km. Nhiều tỉnh, lãnh đạo tự hào “thành tích” giải phóng mặt bằng nhanh, để giao đất cho DN FDI hơn là “tiếp” các DN phân phối, bán lẻ trong nước” – một lãnh đạo DN nội địa chua chát.

“Ở Vịêt Nam có cái lạ, những vị trí “vàng” lại cấp cho DN  nước ngoài. Trong khi tại Philippines, họ chỉ cấp cho các DN ngoại  những lô đất cách trung tâm 30 km. Nhiều tỉnh, lãnh đạo tự hào “thành tích” giải phóng mặt bằng nhanh, để giao đất cho DN FDI hơn là “tiếp” các DN phân phối, bán lẻ trong nước” – một lãnh đạo DN nội địa chua chát.

Cuộc chiến không cân sức

“Doanh nghiệp (DN) bán lẻ nước ngoài đổ bổ vào ào ào, anh em trong nước chỉ còn nước vắt chân lên cổ mà chạy”  - ông Phạm Đình Đoàn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái mô tả thực trạng ngành bán lẻ nội địa. Theo vị này, tổng nguồn vốn của DN nội hiện chưa bằng doanh thu trong 1 tháng của một tập đoàn lớn nước ngoài. “Tiềm lực mình như thế, mà ở Vịêt Nam có cái lạ, những vị trí “vàng” lại cấp cho DN  nước ngoài. Trong khi tại Philippines, họ chỉ cấp cho các DN ngoại  những lô đất cách trung tâm 30 km. Nhiều tỉnh, lãnh đạo tự hào “thành tích” giải phóng mặt bằng nhanh, để giao đất cho DN FDI hơn là “tiếp” các DN phân phối, bán lẻ trong nước” – CEO Phú Thái chua chát. Khó khăn nữa, theo ông Đoàn, Việt Nam chưa có hệ thống logistics chuyên nghiệp, hiện đại. Như hệ thống phân phối Wall Mart, có tổng kho 50 ha, 200 container xuất hàng cùng một lúc, cứ 20 phút/xuất 1 container hàng hoá và tất cả đều được điều khiển bằng máy móc, trong khi chúng ta  thì vẫn ì ach, lạc hậu và chưa có đại gia nào có “máu mặt” trong lĩnh vực này .

Doanh nghiệp nội chạy nước rút ảnh 1
 

Ông Nguyễn Ngọc Hoà - Chủ tịch HĐQT Liên minh hợp tác xã thương mại TP.Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op Mart) thẳng thắn: Ban đầu, tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào, họ cam kết chỉ làm những cái lớn, hoành tráng, nhưng thực chất bây giờ họ làm cả cái vừa và cái nhỏ, như  ở TP.. Hồ Chí Minh có những cái diện tích chỉ 200 m2. DN FDI cũng rất “khôn”, họ đa dạng hoá phương thức đầu tư, liên doanh liên kết với DN Vịêt Nam, để các DN trong nước chịu trách nhiệm đi xin giấy phép, mở chi nhánh, còn họ ở nước ngoài chỉ việc bơm vốn – đây thực chất đây là một cách lách luật.

“Đồng thời họ đánh đúng “tử huyệt”, đó là năng lực tài chính của DN Việt Nam. Đơn cử, chúng tôi đã thoả thuận xong giá thuê đất, thì ông nước ngoài “nhảy vào” đề nghị mua đứt, bán đoạn, trao tiền ngay luôn 50 năm. Thêm nữa, họ cậy trường vốn, tha hồ bơm tiền quảng cáo, cạnh tranh như vậy, DN nội sao theo kịp.… Họ có thể làm tất cả để “đè” thị phần của DN Việt Nam” – ông Hòa than thở.

Không có “bà đỡ”, không thể đấu tay đôi

Trước thực trạng trên, theo Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Co.op Mart, ngoài việc các DN phân phối và bán lẻ trong nước phải liên kết và tự nỗ lực, hoàn thiện mình hơn nữa, thì rất cần vai trò “bà đỡ” của nhà nước trong từng giai đoạn. Theo đó, ông Hòa đề nghị Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp nghiên cứu, xem xét để quy hoạch tại một tỉnh, một địa phương cần bao nhiêu siêu thị, chợ là vừa. “Chứ với tình cảnh này, để siêu thị nội  đứng cạnh “ông” nước ngoài thì khó  mà đấu tay đôi” – ông Hòa cảm thán. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho DN nội trong việc cho thuê đất trả tiền hàng năm, hoặc chậm tiền sử dụng đất từ 3 - 5 năm, hoặc phát triển mạng lưới, có thể cho phép khấu hao ngắn hơn thay vì 20-30 năm không – vị này kiến nghị.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, bộ này cũng đã lên hàng loạt đầu việc đễ giải tỏa các băn khoăn, thắc mắc nói trên của DN, đặc biệt là ưu tiên hỗ trợ mặt bằng cho các DN phân phối trong nước. Ngoài ra, bộ này sẽ làm việc với TAND tối cao xây dựng quy trình giải quyết các vụ kinh tế rút gọn; rà soát các mặt hàng trong nước sản xuất bị các DN nước ngoài thao túng; rà soát danh mục các hàng hoá không cho phép DN nước ngoài phân phối và thực hiện đúng cam kết WTO…. Bà Thoa cũng nhấn mạnh, trong Nghị quyết 11, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương rà soát và xây dựng Nghị định điều hành các mặt hàng thiết yếu, hiện bộ đang bắt tay thực thi.

Ông Phan Thế Rụê - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam kiến nghị: Bộ Công Thương cần rà soát toàn bộ chiến lược phát triển thị trường nội địa từ 2005. “Vì vĩ mô, vì sự ổn định, minh bạch của thị trường trong nước đề nghị Nhà nước xem lại việc phân cấp đầu tư,  chuyển việc cấp phép đầu tư lĩnh vực phân phố sang các sở Công Thương. Còn đối với những mặt hàng mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm, Thủ tướng Chính phủ nên  quyết định điều hành từng mặt hàng cụ thể, tránh cơ chế “xin - cho” – ông Ruệ thẳng thắn.

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.