Dệt may Việt Nam 2017: “Soi” quý I, thấy ít điểm sáng

Ngành Dệt may lại kêu khó trong năm nay
Ngành Dệt may lại kêu khó trong năm nay
(PLO) - Đó là dự báo của Tổng Giám đốc (TGĐ) Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường khi quý I/2017 dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng 12,4% so với mục tiêu được đưa ra 14% cho cả năm 2017.

Giảm mục tiêu tăng trưởng do không có TPP

Cuối năm 2016, Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng cho dệt may Việt Nam (DMVN) trong năm 2017 là trên 10%. “Theo tính toán trước đây có TPP, mức tăng trưởng cho năm nay là từ 15% - 17%”, ông Trường cho biết.

Như vậy, việc TPP “dậm chân tại chỗ” và có nguy cơ không có TPP do Mỹ từ bỏ đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của DMVN. Tuy nhiên, TGĐ Vinatex lưu ý, khi chưa có TPP tăng trưởng DMVN dựa trên năng lực cạnh tranh và nhu cầu thị trường.

Trước đây, khi đưa ra các kịch bản nếu có TPP và EU thì Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn và phải đứng trước thách thức của việc tận dụng một cách tốt nhất các lợi thế có được từ các hiệp định. Tuy nhiên, khi không còn hoặc chưa rõ thời điểm các hiệp định có hiệu lực thì các doanh nghiệp (DN) sẽ điều chỉnh chiến lược dựa trên cơ sở năng lực cạnh tranh như những năm trước đây. 

Căn cứ kết quả tăng trưởng trong quý I/2017, TGĐ Trường cho rằng 2017 là một năm tiếp tục không có những tín hiệu thật sự đặc biệt khả quan. Điểm sáng duy nhất thấy rõ trong quý I là sự phục hồi thị trường nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Còn nhớ, năm 2016, do khó khăn chung của thị trường thế giới, tổng cầu nhập khẩu hàng dệt may tại các thị trường lớn đều giảm: Mỹ giảm 4,74%, EU giảm 1,5%, Hàn Quốc giảm 0,2%. 

Theo báo cáo mới nhất của Vinatex, quý I/2017, ngành DMVN đạt giá trị xuất khẩu 6,75 tỷ USD. Nhiều thị trường mới có tín hiệu khá tốt, trong đó Liên minh Kinh tế Á - Âu có tốc độ tăng trưởng vào Nga tăng 115%; đối với thị trường AEC đã có tốc độ tăng ở 6 thị trường, cụ thể: Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36% và Myanma 5%. Hàn Quốc là khách hàng truyền thống với tốc độ tăng cao với 14% ở quý I. Ngoài ra, có 2 quốc gia là Braxin và Ấn Độ có mức tăng trưởng lên đến 34%. 

Nhiều thách thức

Như vậy, quý I/2017, DMVN có mức độ tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm trước. “Đây là tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay được đánh giá là hết sức khả quan”, ông Trường đánh giá. Tuy nhiên, để giữ được độ tăng trưởng này đến cuối năm là một thách thức lớn đối với DMVN.

Vậy những thách thức này là gì? Lãnh đạo Vinatex cho biết, các hiệp định thương mại tự do, trong đó có FTA Việt Nam – EU chưa có hiệu lực trong năm nay và việc TPP không được thông qua khiến thị trường DMVN gặp nhiều thách thức, khó khăn. Ở trong nước, đối diện với việc sẽ tăng lương tối thiểu; nhiều chính sách mới về BHXH; đặc biệt năm nay dự kiến tăng một số mặt hàng cơ bản đầu vào của ngành DMVN như điện và một số dịch vụ phí khác.

Với mong muốn tạo điều kiện để DMVN phát triển, TGĐ Vinatex cho biết, cộng đồng DN dệt may mong muốn trong chính sách vĩ mô tiếp tục có những tính toán cân đối một cách phù hợp giữa tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các đồng tiền của các quốc gia để cạnh tranh không bị thất thế trong xuất khẩu.

Độ trễ của thị trường xuất khẩu có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm và trong khoảng thời gian này nếu Việt Nam không phản ứng kịp thời thì khách hàng có thể thay đổi nguồn cung cấp và hệ quả tất yếu là DN xuất khẩu sẽ gặp những khó khăn dài hạn. Ngoài ra DN mong muốn có lãi suất phù hợp để chi phí của DN được tiết kiệm.

Để DMVN phát triển bền vững, lãnh đạo Vinatex cho rằng thời gian tới sẽ tập trung vào hướng phát triển sản xuất xanh, sạch, bảo vệ môi trường. Tiếp tục có những nghiên cứu đẩy mạnh phát triển thị trường mới. Ngoài ra, dù thị trường trong nước có quy mô nhỏ nhưng sẽ quan tâm đến hệ thống phân phối nội địa, phục vụ khu vực thành thị, cán bộ công chức, người lao động ở các đô thị với các mặt hàng trung cấp trở lên. 

Theo Báo cáo tài chính quý IV/2016 của Vinatex, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý IV/2016 chỉ đạt gần 145 tỷ đồng, giảm 31,55% so với cùng kỳ năm 2015 (giảm gần 67 tỷ đồng). Lý giải nguyên nhân, ông Lê Tiến Trường cho biết, năm 2016, Vinatex và TCty CP Dệt may Miền Nam, TCty CP Dệt may Miền Bắc (các đơn vị 100% vốn Vinatex) đưa các dự án đầu tư mới hoàn thiện vào hoạt động (Nhà máy sản xuất vải Yarndyed; các nhà máy sợi Nam Định, Phú Cường; các nhà máy may Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Quảng Bình) chưa sinh lãi nên ảnh hưởng đến lợi nhuận toàn Tập đoàn. “Do các nhà máy này đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch làm ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận”, ông Trường cho biết. 

Đọc thêm

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.