Đề xuất xây hồ chống ngập sân bay Tân Sơn Nhất chỉ là biện pháp “vá víu tạm thời”?

Kênh A41, một trong 3 hướng thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất trước đây rộng 8m nhưng nay nhiều đoạn chỉ còn 1-2m
Kênh A41, một trong 3 hướng thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất trước đây rộng 8m nhưng nay nhiều đoạn chỉ còn 1-2m
(PLO) -Cục Hàng không vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với Bộ Quốc phòng, chấp thuận phương án xây dựng hồ điều hòa tại khu vực đất quốc phòng (hiện là sân bóng mini Chảo Lửa), nhằm thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo các nhà khoa học và chuyên gia hàng không, việc xây hồ trong sân bay Tân Sơn Nhất để chống ngập chỉ là biện pháp "vá víu tạm thời" chứ không giải quyết được căn cơ vấn đề.

Giải quyết ngập úng cục bộ

Thời gian qua nhiều trận mưa lớn đã làm ngập bãi đỗ máy bay của Tân Sơn Nhất, hàng loạt chuyến bay buộc hạ cánh nơi khác; tình huống nghiêm trọng nhất được cho là có thể phải đóng cửa sân bay nếu nước tràn vào làm nổ biến thế trong trạm điện.

TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn cấp nạo vét, duy tu thường xuyên để đảm bảo thoát nước qua rạch A41 trong mùa mưa. Các hành vi lấn chiếm, xâm hại trái phép hệ thống thoát nước phải có biện pháp xử lý, tránh ảnh hưởng đến dòng chảy của rạch. Quận Tân Bình cũng đề xuất đầu tư Dự án cải tạo mương Nhật Bản (phường 2) với số vốn 360 tỷ đồng để giải quyết ngập cho sân bay.

Mới đây, Cục Hàng không đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với Bộ Quốc phòng, chấp thuận phương án xây hồ điều hòa tại khu vực đất quốc phòng (hiện là sân bóng mini Chảo Lửa), nhằm thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất, có thể giải quyết ngập úng cục bộ cho khoảng 20ha sân đỗ máy bay.

Cục Hàng không cho biết, việc xây hồ điều hòa trong khu bay của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được UBND TP HCM thống nhất với các cơ quan liên quan.

Cụ thể, theo kết luận tại cuộc làm việc của TP HCM với Bộ Giao thông mới đây về chống ngập úng cục bộ tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, UBND TP HCM sẽ cho nạo vét, khơi thông và mở rộng hệ thống thoát nước của thành phố quanh khu vực sân bay.

Các đơn vị liên quan cũng đã thống nhất nghiên cứu xây dựng hồ điều hòa trong khu bay cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tại khu vực sân bóng mini Chảo Lửa, diện tích đất hiện do Xí nghiệp A41 Quân chủng phòng không - không quân quản lý. 

Hồ điều hòa được dự kiến xây dựng với diện tích khoảng 1,2 ha, sâu 5-7 m để có thể giải quyết ngập úng cục bộ cho khoảng 20 ha sân đỗ máy bay. Ngày 3/10, Cục hàng không đã có văn bản đề nghị Quân chủng phòng không - không quân đồng thuận việc xây dựng hồ điều hòa tại khu đất do Quân chủng quản lý theo phương án nêu trên. 

Trước đó, trong cuộc họp ngày 19/9 về nguyên nhân và các giải pháp chống ngập khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), lãnh đạo Thành ủy TP HCM cho rằng sân bay này là thương hiệu của TP HCM, của Hàng không Việt Nam.

Việc để ngập úng, ùn tắc giao thông gây bức xúc cho người dân, du khách... và đề nghị UBND thành phố phải khẩn trương xây dựng kế hoạch điều hành tổng thể để chống ngập. Trong đó bao gồm cả việc phân cấp, phân quyền, đầu tư hạ tầng, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể.

Trong cuộc họp, Giám đốc Trung tâm chống ngập TP HCM Nguyễn Ngọc Công cho biết, sau hai cơn mưa lớn gần đây sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra tình trạng ngập cục bộ ở một số vị trí sân đỗ. Đặc biệt trận mưa kỷ lục hôm 26/8 khiến ít nhất 4 vị trí sân đỗ tàu bay bị ngập.

"Sau khi khảo sát thực tế các đơn vị đã nêu nguyên nhân tình trạng ngập chủ yếu do tuyến kênh A41 bị tắc nghẽn. Con kênh dài 2 km này bị lấn chiếm, lòng kênh bị hẹp lại, không đảm bảo thoát nước", ông Công nói và cho biết giải pháp được đưa ra là nạo vét, mở rộng lòng kênh. Trước mắt sẽ xây hồ điều tiết để thu gom nước khi có mưa lớn.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường đề nghị quận Tân Bình phải xử lý ngay một số vị trí cục bộ gây tắc nghẽn dòng chảy cũng như tăng cường bơm, thoát nước.

Khi triển khai các giải pháp căn cơ, cần tính toán lại diện tích khu vực cảng hàng không, các lưu vực thoát nước, diện tích thấm, mặt phủ bêtông để có giải pháp rõ ràng. "Tôi tin nếu làm ngay các giải pháp này thì hoàn toàn có thể xử lý ngập tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất", ông Cường khẳng định.

Trong khi đó, Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất Đặng Tuấn Tú đề nghị phải thiết lập trạm bơm cho khu vực, kiên cố hóa hệ thống mương, đồng thời phải kiên quyết giải tỏa để trả lại hiện trạng dòng mương có thể thoát nước.

Còn về phía Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - quan tâm đến giải pháp xây hồ điều tiết bởi nó không chỉ chống ngập mà còn cung cấp nước chữa cháy cho sân bay.

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa yêu cầu quận Tân Bình trong tháng 6/2017 phải giải phóng xong mặt bằng với 163 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 29 hộ sẽ giải tỏa trắng.

"Dự án phải được hoàn thành trong năm 2018", ông Khoa chỉ đạo, dù theo kế hoạch phải đến năm 2019 dự án này mới xong. Đối với tuyến mương Nhật Bản, lãnh đạo UBND thành phố cũng giao quận Tân Bình đề xuất giải pháp nạo vét, duy tu và quản lý việc người dân vứt rác xuống dòng mương.

Chuyên gia lo ngại tính hiệu quả

Trao đổi với báo chí về kế hoạch xây hồ điều tiết rộng 1,2 ha, sâu 5-7 m ở vị trí sân bóng đá mini Chảo Lửa trong sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP HCM) để chống ngập, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP HCM - HASCON) cho đây là đề xuất lãng phí và không mang lại hiệu quả.

Lãnh đạo thành phố và Tân Sơn Nhất khẳng định nguyên nhân sân bay ngập là do kênh, mương thoát nước bên ngoài bị lấn chiếm làm tắc dòng chảy thì chỉ cần khơi thông, cải tạo mở rộng những mương này là đủ.

"Hỏng chỗ nào thì sửa chỗ đó chứ, hệ thống thoát nước bị tắc lại đề nghị xây hồ trong sân bay để làm gì? Lỗi là của cái cống, chứ bản thân sân bay đâu có bị ứ nước. Đề xuất xây hồ điều tiết là phi khoa học và hoàn toàn không nên làm", ông Phúc nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội tư vấn HASCON cho biết thêm, nếu đào hồ chứa thì phải có lối cho nước thoát. Bởi hồ thiết kế như đề xuất chí có thể chịu được 1-2 cơn mưa lớn, chứ 3-4 trận liên tục thì hồ sẽ đầy.

"Cho nên cái hồ để chống úng chống ngập trong thủy lợi người ta gọi là hồ điều tiết, tức là có lối cho nước ra ngoài bằng hệ thống cống, mương. Nhưng mấy cái đó ở ngoài sân bay đang tắc, nước trong hồ thoát đi đâu? Đào cái hồ đấy làm gì?", ông Phúc nhận định.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên chủ nhiệm môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP HCM - nói rằng, xây hồ điều tiết trong sân bay chỉ là giải pháp chống ngập tình thế, cục bộ và "không nên làm". Người Pháp làm Tân Sơn Nhất 80 năm trước ở khu vực cao nhất Sài Gòn, có hệ thống thoát nước ra 3 con kênh rất tốt; tình trạng ngập mới xảy ra là do những kênh này bị nghẹt.

"Nước xuống sân bay không chảy đi hết nên người ta muốn tạm thời cho nó vào hồ chứa. Nhưng nếu trời mưa liên tục, hơn 200 mm như vừa qua liệu cái hồ 1,2 ha có chứa nổi không? Căn cơ là khi nước mưa xuống sân bay phải có lối thoát nước ra ngoài liền. Chứ còn trữ nước lại trong sân bay là chỉ vá víu, đối phó tạm thời", ông Tống nói.

Mặt khác, ông Tống cho rằng, nếu xây hồ sâu 5-7 m dưới mặt đất thì nước không thể chảy đi đâu được. "Khi đó có khi lại phải tốn tiền lắp thêm máy bơm để bơm nước đi? Mà đi đâu hay vẫn phải chảy ra các kênh xung quanh.

Cái gốc của vấn đề là các mương quanh sân bay phải đảm bảo được việc thoát nước. Mà nếu làm được điều này thì không cần phải xây hồ chứa làm gì. Vừa rồi Chủ tịch thành phố đã đi kiểm tra và tìm ra những nơi bị lấn chiếm làm tắc dòng chảy đó, phải xử lý ngay đi", ông nói.

Theo PGS Trần Thiện Tống, khi đưa ra các nguyên nhân gây ngập sân bay, còn một yếu tố mà cơ quan chức năng không nhắc đến là sân golf rộng 160 ha trong sân bay Tân Sơn Nhất. Sân golf ở vị trí cao cũng là một lý do gây ngập sân bay do nước mưa tràn xuống những chỗ thấp hơn.

Tương tự, cựu Trưởng phòng quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Lê Trọng Sành đánh giá, Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế lớn nhất nước, rộng mấy trăm ha mà đào hồ chứa nước 1,2 ha thì "chẳng ăn thua".

Sài Gòn có thể ngập nặng do triều cường cao nhất năm

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho biết, từ ngày 11 đến 20/10, do ảnh hưởng của kỳ triều cường cao nhất năm, nước trên sông Cửu Long và sông Sài Gòn sẽ lên nhanh.

Mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn có thể đạt 1,65 m - hơn báo động 3 khoảng 0,15 m. Dự báo các vùng trũng thấp, nhất là khu vực nội thành, bị ngập úng.

Khoảng thời gian này được Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo, TP HCM và các tỉnh lân cận chịu ảnh hưởng của trục rãnh áp thấp và hoàn lưu xoáy thuận trên biển Đông ở rìa Tây Nam. Kiểu thời tiết này có thể khiến TP HCM mưa vừa đến rất to ở nhiều nơi.

Trong cơn mưa ngày 15 và 19/10 sẽ có dông, trong cơn dông khả năng còn kèm theo gió giật mạnh, lốc xoáy.

Trước đó, chiều tối 26/9, cơn mưa lớn nhất trong 40 năm xảy ra tại TP HCM đã biến hàng chục con đường thành sông. Nhiều nơi ngập sâu hơn 0,5 m, giao thông kẹt cứng khắp nơi.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.