Đề xuất chính sách hỗ trợ Covid-19 đợt 2: Quan trọng là củng cố niềm tin và tạo động lực

Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp chịu áp lực lớn về việc trả lương, đóng BHXH cho người lao động.
Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp chịu áp lực lớn về việc trả lương, đóng BHXH cho người lao động.
(PLVN) - Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã đưa ra các chính sách kịp thời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên nhiều trường hợp DN và người dân thực sự khó khăn vẫn đang ngoài lề chính sách.

Phần lớn DN đang khó khăn

Báo cáo khảo sát tác động của sự bùng phát dịch Covid-19 lần 2  do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây cho thấy, 20% DN cho biết đã phải dừng hoạt động, 76% DN không cân đối được thu chi và 2% DN đã giải thể. Chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng. 

Những khó khăn lớn nhất mà DN gặp phải là không có khách hàng, đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, phải chịu áp lực để đảm bảo tiền lương, trả bảo hiểm xã hội (BHXH) và các chi phí khác cho người lao động, trả tiền lãi vay ngân hàng và nợ gốc, các chi phí đầu vào...

Đặc biệt, một số hiệp hội cho hay tiền thuê đất phải trả năm 2020 tăng đột biến do một số điều chỉnh chính sách, cách thức tính giá thuê đất... nên những DN sử dụng quỹ đất lớn, phải nộp tiền thuê tăng từ vài chục phần trăm tới mấy trăm phần trăm so với năm 2019 trở về trước.

Tác động của dịch Covid-19 trên diện rộng khiến thị trường khủng hoảng, nhiều DN phá sản, chuỗi cung ứng bị đứt gãy... nên DN không có khả năng thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán.

Đáng chú ý, trong lần khảo sát này, chỉ có 7% DN trả lời có dòng tiền vào đáp ứng trên 75% chi phí. Tình trạng khó khăn này khiến 47% DN phải cắt giảm lao động, tỷ lệ DN cắt giảm trên 50% lao động, chiếm 33% số DN trả lời. 

Chính sách phải thực

Một vấn đề hết sức đáng lưu tâm là trong lần khảo sát này đã có sự suy giảm niềm tin của nhiều DN và hiệp hội DN khi được hỏi ý kiến về hiệu quả của các chính sách đã ban hành cũng như hướng đề nghị các chính sách mới. Các DN cho biết, còn khó tiếp cận các chính sách của Chính phủ bởi nhiều điều kiện chưa hợp lý hoặc chưa thực tiễn, quy trình thủ tục còn phức tạp, mất nhiều thời gian chờ đợi các cấp hướng dẫn...

Chính vì vậy, trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Ban IV, Phó Chủ tịch Hội đồng cải cách thủ tục hành chính đã bày tỏ mong muốn việc xây dựng các chính sách cần hướng tới  củng cố niềm tin và tạo động lực nhiều hơn cho DN. Cùng với đó, cơ chế thực thi chính sách phải nhanh, minh bạch, thuận tiện, chú trọng cung cấp dạng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời áp dụng chế tài mạnh với các khâu thực thi đi ngược chủ trương “tạo thuận lợi” của Chính phủ.

Ban này cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát các chính sách đã ban hành trong gói hỗ trợ lần 1 để điều chỉnh và giảm tải các quy định, điều kiện, thủ tục còn rườm rà, bất hợp lý, đồng thời, giao các Bộ, ngành nghiên cứu tham mưu những chính sách giúp DN tiết giảm được dòng tiền chi ra để DN cân đối và sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu nhằm duy trì người  lao động, duy trì sản xuất/kinh doanh và tái cấu trúc DN.

Trao đổi với PLVN về đề xuất chính sách hỗ trợ DN đợt 2, TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng quan trọng nhất bây giờ là các chính sách hỗ trợ phải thực, phải củng cố lòng tin của DN.

Dẫn chứng chính sách gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, bản chất chỉ là lùi thời gian đóng tiền đến cuối năm, còn trước sau DN vẫn phải đóng. Trong khi thực tế hiện nay DN đang rất khó khăn và dự kiến khó khăn này còn kéo dài đến hết năm sau.

Nhắc lại chính sách cho phép DN lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 với các DN có 50% số lao động đóng BHXH phải nghỉ việc của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hồi tháng 3 vừa qua, chuyên gia này cho rằng đây là kiểu chính sách “khuyến khích DN sa thải lao động” chứ không phải hỗ trợ DN duy trì việc làm và lao động. Bởi theo ông. một khi DN có đến 50% số lao động đóng BHXH phải nghỉ việc thì “DN phá sản đến nơi rồi”.

“Rất nhiều DN, Hiệp hội DN lên tiếng nhưng tôi không hiểu vì sao chính sách này vẫn không được sửa đổi. Tình hình bây giờ khác so với trước rồi. Sau 2 đợt Covid-19, DN khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều DN không có tiền để trả lương cho người lao động thì làm sao có tiền đóng phí công đoàn?”- ông Cung nói. 

Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế 

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, khi được hỏi cần gì nhất, các DN đều nói không xin tiền mà chỉ xin cơ chế. “Điều mong muốn của cộng đồng DN là đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét, bổ sung thêm các sắc thuế; phí cần miễn, giảm; kéo dài thời hạn hoãn các khoản phải nộp, phải trả của DN; nới room - tăng trần hạn mức tăng trưởng tín dụng cho vay...”, ông Lộc nói.

Theo đó, DN kiến nghị là các cơ quan và tổ chức có liên quan thúc đẩy thực thi thật nhanh, hiệu quả, minh bạch và công tâm các gói hỗ trợ đã được ban hành. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Nhanh một ngày thì DN sống, chậm một ngày DN có thể sẽ không còn”, ông Lộc nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).