Đã đến lúc doanh nghiệp gỗ phải thay đổi cách vận hành

Muốn tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ hợp phá,  DN phải thay đổi các vận hành.
Muốn tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ hợp phá, DN phải thay đổi các vận hành.
(PLVN) - Khi Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa EU và Việt Nam thực thi, các doamh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang thị trường khác ngoài EU vẫn phải tuân thủ các quy định của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). 

VNTLAS áp dụng cho mọi doanh nghiệp ngành gỗ

Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực từ ngày 01/6/2019. Đây là một hiệp định quan trọng tác động đáng kể đến xuất - nhập khẩu với EU và cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và quyết tâm của Việt Nam trong việc đẩy lùi và ngăn chặn khai thác rừng và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Tại phiên họp lần thứ hai Ủy ban thực thi chung (JIC) về Hiệp định VPA/FLEGT tháng 6 vừa qua, ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam - đã đánh giá cao sự nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Hiệp định. 

Ông Giorgio Aliberti nhấn mạnh: Trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt năm 2020 là năm đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, Hiệp định VPA/FLEGT cùng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa hai bên.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn, Việt Nam đã tích cực chủ động triển khai Hiệp định, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT tại Quyết định 1624/QĐ-TTg ngày 14/11/2019. 

“Đến nay đã có 17 tỉnh và thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định của địa phương. Và Dự thảo Nghị định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) đã được trình Chính phủ và dự kiến sẽ được Chính phủ thông qua và có hiệu lực trong những tháng tới…” - Thứ trưởng Tuấn cho hay.

Theo VNTLAS, các doanh nghiệp (DN) tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ trong nước hay quốc tế bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về gỗ hợp pháp bao gồm: tuân thủ những quy định về nguồn gốc gỗ và lưu thông/vận chuyển gỗ; đáp ứng các yêu cầu về kê khai và báo cáo kiểm soát chuỗi cung ứng, tuân thủ các quy định về hồ sơ chứng từ… 

Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy nhiều DN đang lo lắng vì chưa hiểu được các khía cạnh pháp lý và những việc DN cần làm để đáp ứng yêu cầu của Hiệp định. 

Theo TS.Trương Quang Hoàng – Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung  (CRD), kết quả khảo sát đánh giá của CRD cho thấy, các DN vẫn còn gặp khó khăn trong việc tuân thủ đầy các yêu cầu về gỗ hợp pháp theo dự thảo VNTLAS…

Các đại biểu tham dự Phiên họp lần thứ 2 Ủy ban Thực thi chung về Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU
Các đại biểu tham dự Phiên họp lần thứ 2 Ủy ban Thực thi chung về Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU 

Ứng dụng công nghệ để dễ chứng minh tính hợp pháp

Bà Tô Kim Liên - Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) - cho biết, CED đã phối hợp cùng với Tổng cục Lâm nghiệp trong nhiều năm qua trong việc giới thiệu, tuyên truyền VPA/FLEGT tới DN và người dân trên nhiều vùng miền của đất nước nên bám khá sát mức độ nhận thức và hiểu biết của DN, của hộ trồng rừng và mức độ sẵn sàng với việc thực hiện VPA/FLEGT.

CED cũng thấy hiện rất nhiều DN và hộ trồng rừng chế biến gỗ chưa lưu tâm đến việc tuân thủ về môi trường, về phòng cháy chữa cháy, về hợp đồng lao động… rất nhiều DN không lưu trữ chứng từ như bảng kê lâm sản, hợp đồng, hóa đơn mua bán…  

Đưa ra lời khuyên với các DN, bà Tô Kim Liên lưu ý: “Muốn tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp, và để DN thuộc nhóm tốt, DN phải thay đổi cách vận hành, quản lý, thói quen sản xuất, kinh doanh để đáp ứng được toàn bộ yêu cầu theo quy định của pháp luật để gỗ và sản phẩm gỗ được coi là hợp pháp”. 

Giám đốc CED lưu ý:  Khi Hiệp định VPA/FLEGT thực thi, các DN tiêu thụ các sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang thị trường khác ngoài EU vẫn phải tuân thủ các quy định của VNTLAS. 

Một cấu phần quan trọng của VNTLAS là Hệ thống phân loại DN (OCS). OCS sẽ phân DN thành Nhóm tuân thủ là các DN đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên và Nhóm không tuân thủ bao gồm các DN không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên hoặc các DN mới thành lập dưới 1 năm.

Vì vậy Giám đốc của CED khuyên các DN gỗ cần phải lưu ý việc ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin cập nhật các tiêu chí đánh giá phân loại DN. Đồng thời chủ động tự đánh giá và đề nghị xếp loại DN trên Hệ thống phân loại DN của cơ quan Kiểm lâm. 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá sự tuân thủ pháp luật của DN sẽ bảo đảm việc đánh giá của cơ quan Kiểm lâm được khách quan, chính xác và kịp thời.

Đọc thêm

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..